Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những sự thật bạn cần biết về việc thay khớp

Nhờ những tiến bộ về việc điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp trong vòng 20 năm vừa qua, mà càng ngày càng có ít người ở độ tuổi trung niên cần phải thay khớp.

Trên thực tế, một nghiên cứu tại California trên những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp trong độ tuổi từ 40-50 cho thấy: tỷ lệ phải thay khớp đầu gối đã giảm đi khoảng 19% và tỷ lệ phải thay khớp hông đã giảm đi khoảng 40% từ năm 1980 (Mặc dù vậy, tỷ lệ thay khớp ở người trên 60 tuổi vẫn không thay đổi).

Tuy vậy, khi việc đau khớp và tổn thương khớp làm hạn chế các hoạt động thường ngày của bạn, thì việc thay khớp có thể vẫn là lựa chọn tốt nhất. Dưới đây là những gì bạn cần biết về phẫu thuật thay khớp.

Bạn có thể đi lại 1 ngày sau phẫu thuật hoặc thậm chí là sớm hơn.

Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể bước đi ngay trong ngày vừa phẫu thuật. Quãng đường bệnh nhân ngay sau phẫu thuật có thể đi được dao động trong khoảng từ 3- 60m. Hạn chế vận động sau phẫu thuật thay khớp sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải các biến chứng, ví dụ như cục máu đông, viêm phổi và loét do nằm. Nếu bạn không vận động, bạn sẽ bị dính tại vùng đầu gối và khớp gối sẽ bị cứng, khiến cho việc đi lại hoặc đạp xe sau phẫu thuật thậm chí còn khó thực hiện hơn.

Vật lý trị liệu là vô cùng quan trọng

Đi lại là một điều rất quan trọng, không chỉ tại thời điểm ngay sau phẫu thuật, mà còn quan trọng trong khoảng thời gian vài tuần hoặc vài tháng sau phẫu thuật. Bạn càng đi lại nhiều, triển vọng lâu dài sau phẫu thuật càng tốt. Sau khi được ra viện, bạn có thể sẽ cần phải đến gặp chuyên gia vật lý trị liệu vài lần một tuần trong vòng 6 tuần đầu tiên. Nhưng điều quan trọng vẫn là việc tự luyện tập, ít nhất 2 lần/ngày. Cho dù bạn luyện tập dưới hình thức nào, chỉ cần đảm bảo là bạn có luyện tập. Điều tệ nhất trong quá trình này đó là việc phẫu thuật thành công nhưng người bệnh lại không luyện tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật.

Bạn có thể thay cả các khớp ở ngón tay

Mặc dù thay khớp đầu gối và thay khớp hông là những khớp thường được thay thế nhiều nhất khi bị bệnh viêm khớp dạng thấp, nhưng bác sỹ cũng có thể thay khớp vai, khớp mắt cá chân và thậm chí là cả khớp ngón tay. Trên thực tế, thay khớp ngón tay được tiến hành lần đầu vào những năm 1950, bởi vì tay là một trong những bộ phận đầu tiên bị ảnh hưởng bởi bệnh viêm khớp dạng thấp, gây đau, mất tính linh động của khớp và biến dạng khớp. Thay thế khớp bị tổn thương bằng một khớp nhân tạo (thường làm từ silicone) có thể làm giảm đau đáng kể và giúp bạn lấy lại được sự linh hoạt vốn có. Nếu bạn cần phẫu thuật thay thế khớp ngón tay, hãy liên lạc với các bác sỹ phẫu thuật bàn tay càng sớm càng tốt để trao đổi về các lựa chọn phẫu thuật có thể.

Cơn đau có thể kiểm soát được.

Có rất nhiều cách có thể điều trị được tình trạng đau liên quan đến phẫu thuật. Với đầu gối, bác sỹ có thể sử dụng phương pháp chặn dây thần kinh đùi (femoral nerve block), tức là tiêm thuốc tê dưới sự dẫn đường của kỹ thuật siêu âm vào dây thần kinh đùi nằm ở bẹn. Phương pháp này có thể giúp giảm khoảng 70% cảm giác đau sau phẫu thuật và đem lại lợi ích rất lớn cho người bệnh trong 24 giờ đầu tiên sau phẫu thuật. Một liều morphine tủy sống kéo dài khoảng 30 giờ sau phẫu thuật khớp hông cũng có thể giúp bạn vượt qua được cơn đau đớn nhất sau phãu thuật. Khi thuốc hết tác dụng, bạn có thể sử dụng các thuốc giảm đau đường uống để theo dõi.

Khớp nhân tạo có thể sẽ được thu hồi lại

Tuy nhiên, việc thu hồi lại khớp nhân tạo không ảnh hưởng đến nhiều người. Năm 2010, đã có 2 sản phẩm thay thế khớp hông bị thu hồi lại tại Mỹ. Và cứ 8 người phẫu thuật sẽ có 1 người cần phẫu thuật thêm trong vòng 5 năm kể từ khi phẫu thuật lần đầu diễn ra.

Không phải tất cả các khớp đều giống nhau

Có rất nhiều sản phẩm khớp nhân tạo khác nhau. Loại khớp nhân tạo phổ biến nhất là loại kim loại trên nhựa, với chỏm xương bằng kim loại với lớp nhựa lót bên dưới hoặc ổ khớp bằng nhựa. Đây là loại khớp có thời gian sử dụng lâu nhất và là loại khớp được sử dụng phổ biến nhất. Loại khớp kim loại trên kim loại ít phổ biến hơn vì loại khớp này đã từng bị thu hồi một lần vào năm 2010. Loại kim loại trên kim loại này còn có thể giải phóng các ion kim loại vào máu, do vậy, ít phổ biến hơn. Ngoài ra còn có các lựa chọn khác như sứ trên sứ hoặc sứ trên nhựa, nhưng những loại này ít phổ biến bởi có thể gây kích ứng và tạo ra tiếng cót két ở khớp.

Giảm cân có thể sẽ giúp ích

Những người bị thừa cân và béo phì thường có nguy cơ cần phải thay thế khớp gối cao hơn 33 lần so với những người gầy, và nguy cơ gặp biến chứng sau phẫu thuật của những người này cũng cao hơn. Các biến chứng bao gồm nhiễm trùng, khó đi lại hơn sau khi được gây mê, và nguy cơ lỏng khớp cao hơn sau này.  Một số trung tâm phẫu thuật khuyến nghị bệnh nhân nên giảm cân trước khi phẫu thuật thay thế khớp gối. Giảm cân thậm chí có thể giúp dự phòng hoặc trì hoãn phẫu thuật.

Bạn có thể gặp phải biến chứng sau phẫu thuật.

Những người đã từng trải qua phẫu thuật khớp gối có thể gặp phải các biến chứng, như bất kỳ một loại phẫu thuật nào khác. Các biến chứng bao gồm nguy cơ mắc tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA) và các tình trạng nhiễm trùng khác. Một trong số các biến chứng sau phẫu thuật bao gồm độ dài chân không bằng nhau, có nghĩa là một chân sẽ ngắn hơn hoặc dài hơn chân còn lại. Biến chứng này thường gặp sau phẫu thuật thay khớp hông hơn là sau phẫu thuật thay khớp gối. Phẫu thuật thay khớp gối có thể dẫn dẫn sự mất cân bằng khớp gối, và nếu biến chứng này diễn biến xấu thì có thể bạn sẽ cần tiến hành thêm một ca phẫu thuật khác. Các vấn đề khác có thể gặp phải sau phẫu thuật bao gồm sẹo mô và cứng khớp.

Tỷ lệ thanh công rất khác nhau

Khoảng 10% trong số 400.000 ca thay thế khớp hông và khớp gối tại Mỹ mỗi năm cần phải tiến hành thêm phẫu thuật để loại bỏ khớp đầu tiên và đưa vào một khớp khác, theo Viện phẫu thuật chỉnh hình Mỹ (American Academy of Orthopaedic Surgeons – AAOS). Hiện nay, tổ chức này đang tiến hành một đề tài để cung cấp thông tin về các thông số khác nhau về tỷ lệ phẫu thuật thay thế khớp gối, sản phẩm nào có tỷ lệ thành công cao nhất và sản phẩm nào thường sẽ gặp vấn đề.

Kinh nghiệm phẫu thuật của bác sỹ đóng một vai trò nhất định

Theo một nghiên cứu mới đây trên bệnh nhân cao tuổi, những người đã từng thay thế khớp hông hoặc khớp gối tại bệnh viện hoặc các trung tâm phẫu thuật ít kinh nghiệm thường có tỷ lệ cục máu đông và tử vong sau phẫu thuật cao hơn. Trung tâm phẫu thuật giàu kinh nghiệm được định nghĩa là những trung tâm tiến hành hơn 200 ca phẫu thuật thay thế khớp mỗi năm. Do vậy, nếu cần phẫu thuật thay thế khớp, hãy lựa chọn bác sỹ và trung tâm phẫu thuật tiến hành nhiều thủ thuật cùng dạng với phẫu thuật của bạn mỗi năm.

Hồi phục hoàn toàn có thể mất khoảng 1 năm

Bạn thường sẽ được ra viện và chuyển sang trung tâm phục hồi chức năng hoặc về nhà 3 ngày sau phẫu thuật, nhưng bạn sẽ không thể lái xe trong vòng 6 tuần. Sau đó, bạn có thể lái xe trở lại và có thể đi được từ 0.5-1.5m mỗi lần. Nhiều người sau phẫu thuật khớp gối thường có thể trở lại công việc hàng ngày sau 3 tháng và có thể hồi phục hoàn toàn sau 1 năm. Tất nhiên, một số trường hợp sẽ mất nhiều thời gian hơn để lấy lại khả năng vận động và sức khỏe.

Khớp thay thế có thể vẫn sẽ bị tổn thương

Mọi người thường bị viêm khớp dạng thấp trước khi bị viêm xương khớp, và do vậy, có thể sẽ cần thay thế khớp từ rất sớm. Việc thay thế khớp sớm sẽ làm tăng nguy cơ khớp thay thế sẽ bị tổn thương. Trung bình, khớp thay thế có thể sử dụng trong vòng 15 năm, mặc dù có một số trường hợp khớp thay thế có thể sử dụng tốt trong vòng 25 năm. Điều này có nghĩa là nếu bạn phải thay khớp xương sớm, thì rất có thể, bạn sẽ cần phải thay khớp 2 lần.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Vai trò của nguyên tố Boron đối với xương khớp và não bộ

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Health
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

  • 18/04/2024

    Đau thần kinh toạ là gì và những điều cần lưu ý

    Đau thần kinh toạ là một loại đau thường ảnh hưởng đến dây thần kinh thuộc khớp hông, một bó dây thần kinh lớn bắt nguồn từ dưới sống thắt lưng, qua mông và xuống phía sau mỗi chân.

Xem thêm