Trong sinh hoạt thường ngày chúng ta đều trải qua các hoạt động: Thi cử, hội họp, deadline, làm việc muộn, thức khuya hay di chuyển nhiều. Sau một ngày bận rộn như thế sẽ khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi và ngại phải tẩy trang trước khi ngủ.
Trang điểm ảnh hưởng đến làn da
Việc trang điểm sẽ ảnh hướng đến làn da. Trang điểm có thể gây nên mụn trứng cá, kích ứng da và lão hóa sớm. Đồng thời, việc trang điểm gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Trang điểm cũng làm gia tăng đáng kể mụn trứng cá, khô da và kích ứng da. Lỗ chân lông lớn, tích tụ bã nhờn là vấn đề mà nhiều cô gái gặp phải. Để che giấu điều này, họ tìm đến các loại kem nền, che khuyết điểm. Tuy nhiên, chính việc trang điểm lại càng khiến tình trạng lỗ chân lông tệ hơn nếu cuối ngày không tẩy trang đầy đủ. Khi ngủ, lớp trang điểm sẽ tích tụ dần trong các lỗ chân lông, khiến bề mặt da trở nên sần sùi thiếu mịn màng. Chỉ có cách tẩy trang, rửa mặt mới có thể giúp làm sạch sâu trong các lỗ chân lông.
Khi ngủ, da của chúng ta có một khoảng thời gian thư giãn để phục hồi sau những căng thẳng trong ngày. Da cũng sử dụng giấc ngủ để tái tạo lại các tế bào. Khi không tẩy trang và để lại một lớp trang điểm trên da, đã tạo ra một rào cản cho quá trình tẩy da chết và thay thế da mới. Ngoài ra, mỹ phẩm trang điểm có thể bám vào các gốc tự do, các lỗ chân lông trong cơ thể và môi trường xung quanh, vì vậy việc không rửa sạch lớp trang điểm mang lại cho những tạp chất độc hại này thêm cơ hội để làm hỏng làn da. Các gốc tự do có thể là sẽ phá vỡ collagen, theo thời gian dẫn đến nếp nhăn và lão hóa sớm.
Trang điểm ảnh hưởng đến đôi mắt của bạn như thế nào
Ngủ với lớp trang điểm trên mặt đặc biệt có thể làm hỏng các khu vực nhạy cảm nhất trên khuôn mặt, cụ thể là đôi mắt. Ngủ trong khi lớp trang điểm quanh mắt không được xóa sẽ làm tăng các nguy cơ như bị viêm mắt, nhiễm trùng, đỏ mí mắt và trầy xước giác mạc. Nguyên nhân có thể xuất phát từ các hạt trang điểm cọ xát vào bề mặt của mắt. Vì vùng mắt rất mỏng manh, chúng ta thực sự cần phải loại bỏ các lớp mascara, chì kẻ và phấn mắt trước khi đi ngủ
Tầm quan trọng của việc tẩy trang
Các chuyên gia khuyên phụ nữ nên rửa mặt vào buổi tối. Điều này sẽ giúp đảm bảo tất cả các lớp trang điểm được rửa sạch. Làm thế nào để rửa và làm sạch da tùy thuộc vào từng người, và tùy thuộc vào loại da. Đối với những người có làn da dầu, sử dụng sữa rửa mặt tạo bọt và khăn lau sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Đối với những người có làn da nhạy cảm, một loại sữa rửa mặt không tạo bọt hoặc tạo bọt nhẹ nhàng sẽ tốt hơn. Ít nhất, hãy rửa mặt một lần hằng ngày với khăn lau sạch, đồng thời tẩy trang sạch sẽ trước khi ngủ để không phải gặp những tác hại với da mặt.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Trang điểm hay không trang điểm?
Cùng khám phá cẩm nang du lịch cuối năm khỏe mạnh với những mẹo hữu ích giúp bạn phòng tránh say tàu xe, các bệnh thường gặp và chuẩn bị thuốc men cần thiết. Đảm bảo chuyến đi an toàn và tràn đầy năng lượng!
Sau khi sinh, người mẹ thường tập trung vào việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các vấn đề sức khỏe có thể phát sinh trong giai đoạn này, nhưng nhiều bà không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo sớm.
Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.
Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.
Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.
Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?
Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.