“Déjà vu” là gì?
“Déjà vu”, là một cụm từ tiếng Pháp với nghĩa "đã nhìn thấy", được dùng để mô tả một cảm giác kỳ lạ mà bạn cảm thấy rằng bản thân đã từng trải qua một việc gì đó nhưng lại biết chắc chắn rằng bạn chưa từng thực hiện nó.
Nghe có vẻ khó hiểu, nhưng đây là một tình trạng rất hay gặp ở nhiều người. Hãy cùng xem những ví dụ dưới đây để mường tượng ra rằng bản thân bạn đã từng gặp chúng.
Bạn đã hình tượng ra tình trạng này chưa? Nếu hình dung ra rồi, thì cũng không nên quá lo lắng. Mặc dù “Déjà vu” có thể gây cơn co giật ở những người mắc chứng động kinh, song nó cũng xảy ra ở bất cứ người bình thường nào và không mang lại hậu quả tiêu cực.
Đây là một tình trạng rất hay gặp phải. Tuy không có bằng chứng nào chứng minh về độ phổ biến của nó, nhưng ước tính có khoảng 60 - 80% dân số đã từng trải qua hiện tượng này. Điều phổ biến là “Déjà vu” hay gặp ở những người trẻ tuổi, và các chuyên gia dường như không xác định được nguyên nhân cụ thể của nó. Tuy nhiên, cũng có một vài lý thuyết được đưa ra để giải thích cho hiện tượng này.
Vậy nguyên nhân là gì?
Những nghiên cứu về “Déjà vu” không hề dễ dàng, đặc biệt hơn khi nó xảy ra mà không có bất cứ dấu hiệu báo trước nào, và cũng thường ở những người không có nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn nào.
Hơn thế nữa, trải nghiệm “Déjà vu” thường kết thúc rất nhanh, và đối với một số người chưa biết về hiện tượng này, cảm giác này thoáng qua nhanh đến mức họ thậm chí còn không thể nhận ra mặc dù bản thân đã gặp rất nhiều lần trong đời. Và sau khi xảy ra, trí não của bạn dường như ổn định lại nhanh chóng và loại bỏ hoàn toàn chúng, để bạn trở lại bình thường.
Các chuyên gia cũng đưa ra một số nguyên nhân khác nhau của “Déjà vu”, và hầu hết đều đồng ý quan điểm rằng nó liên quan đến khả năng ghi nhớ theo một cách nào đó. Dưới đây là một số quan điểm được chấp nhận rộng rãi về hiện tượng này:
1- Sự chia rẽ nhận thức
Lý thuyết về sự chia rẽ nhận thức gợi ý rằng “Déjà vu” xảy ra khi bạn nhìn thấy một thứ gì đó tại hai thời điểm khác nhau.
Lần đầu tiên bạn nhìn thấy một thứ gì đó, bạn không thực sự chú tâm vào nó. Hình ảnh được đưa ra ngoài khu vực trọng tâm của mắt, khiến bạn chỉ có một sự mường tượng về hình ảnh này. Cũng có thể là do thời điểm đó bạn đang không có sự tập trung cao độ mà đang phân tâm cho một việc nào đó cụ thể hơn.
Sau đó, bộ não bắt đầu hình thành những ký ức về những gì bạn đã thấy, chỉ với một lượng thông tin vô cùng hạn chế mà chính bạn cũng bỏ qua. Những thông tin chỉ qua những cái nhìn ngắn gọn, không đầy đủ. Nói cách khác, bộ não giúp bạn thực sự nhìn nhận được nhiều thông tin hơn những gì bạn nhận ra, bằng cách ghép nối những hình ảnh từ những góc nhìn khác nhau và cho ra một hình ảnh cụ thể, một khoảng không gian cụ thể. Để rồi đến khi gặp lại, bạn thật sự tin rằng bạn mới chỉ gặp nó lần đầu.
Nhìn chung, thuyết chia rẽ nhận thức chỉ ra rằng do bạn không có sự trải nghiệm đầy đủ trong lần đầu tiên, nên khi thông tin được đưa vào trong nhận thức ở lần thực tế, bạn cảm nhận được chúng là 2 lần khác nhau. Nhưng thực tế, chúng là một nhận thức tiếp tục về cùng một sự kiện.
2- Sự trục trặc của các sóng não
Giả thuyết thứ 2 về hiện tượng này, có thể là do một sự cố trục trặc về sóng não – tương tự như hiện tượng xảy ra ở một cơn động kinh.
Giả thuyết này miêu tả hiện tượng gián đoạn bất ngờ của một vài các sóng não, khiến bộ não của bạn mất tính liên tục và xảy ra tình trạng trộn lẫn giữa những ký ức hiện tại đang xảy ra và những ký ức trong quá khứ cùng hoạt động một lúc.
Đây là một kiểu rối loạn chức năng của não bộ nói chung, không quá lo ngại nếu nó không xảy ra thường xuyên. Các chuyên gia tin rằng các trục trặc của não bộ gây ra hiện tượng này.
Khi não bộ hấp thụ một lượng thông tin, nó thường đi theo một con đường cụ thể là từ lưu trữ ngắn hạn, xong đến lưu trữ dài hạn. Tuy nhiên, lý thuyết cũng cho rằng đôi khi những ký ức ngắn hạn có thể đi tắt đến ký ức dài hạn. Điều này khiến bạn cảm thấy rằng một số ký ức đã diễn ra từ rất lâu, nhưng rõ ràng bạn biết nó mới chỉ xảy ra vài giây trước đây.
Một lý thuyết khác nói về sự bất thường trong sóng não là sự trễ của một sóng nào đó so với sóng kia. Khi bạn nhìn nhận một sự việc nào đó, nhưng thông tin bạn nhận được lại thông qua hai con đường lên não khác nhau. Sự chậm trễ này có thể không đáng kể, song nó vẫn khiến não bạn tiếp nhận thông tin một cách đơn lẻ, không đồng thời và khiến bạn trải nghiệm sự việc thành 2 lần khác nhau. Điều này khiến bạn trải nghiệm 2 sự việc cùng lúc, chồng lên nhau và bạn cảm nhận như chúng trùng hợp nhau một cách kỳ lạ, nhưng thực chất chúng chỉ là một.
3- Ký ức ùa về
Nhiều chuyên gia tin rằng “Déjà vu” được thực hiện theo cách gợi nhớ những kỉ niệm trước đó. Theo một nghiên cứu của Đại học bang Colorado cho thấy, “Déjà vu” có thể xảy ra để đáp ứng lại một sự việc, hiện tượng tương tự như một điều gì đó mà bạn đã trải qua trong quá khứ nhưng bạn không thể nhớ nổi.
Bạn có một sự việc xảy ra trong thời thơ ấu, nhưng bạn không thể nhớ nổi vì nhiều lý do. Khi đó, bạn vừa có thể truy cập vào ký ức đó, nhưng bộ não của bạn vẫn biết rằng bạn đang trong một tình huống tương tự. Quá trình này dẫn đến cảm giác hơi quen thuộc, và có thể tạo cảm giác đánh đồng. Khi bạn có thể nhớ lại ký ức quen thuộc đó, bạn có thể liên kết cả 2 khả năng với nhau, và gây ra hiện tượng “Déjà vu”.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, điều này rất hay xảy ra. Ví dụ: khi bạn nhìn thấy một cảnh tượng bên trong một tòa nhà, bạn cảm thấy rất giống với một tòa nhà nào đó mà bạn không nhớ rõ. Nhiều đối tượng nghiên cứu đã báo cáo rằng những trải nghiệm này kích hoạt họ một niềm tin vào việc biết chắc chắn sắp tới xảy ra những gì, như việc họ đi vào bên trong tòa nhà mà có thể biết hết các vị trí đồ vật hay ngõ ngách. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy kể cả khi bạn có cảm thấy chắc chắn, bạn vẫn có thể dự đoán sai những gì sắp tới bạn trải nghiệm.
Giả thuyết này dựa trên ý tưởng rằng mọi người đều có xu hướng trải nghiệm một cảm giác quen thuộc khi họ gặp một hiện tượng có những điểm chung tương đồng với những thứ họ đã từng thấy trước đây.
Nghiên cứu cũng khám phá ra rằng mọi người thường gặp “Déjà vu” hơn khi xem những cảnh tương tự như những gì họ đã từng thấy trước đây nhưng bản thân họ không thể nhớ lại rõ ràng chúng.
Những cách lý giải khác
Có nhiều cách lý giải khác cho hiện tượng này. Có thể kể đến tâm linh, khi cho rằng hiện tượng đã xảy ra trong kiếp trước hoặc trong một giấc mơ. Tuy nhiên, cũng chưa hề có bằng chứng nào cho những cách lý giải này. Văn hóa của những nền văn hóa khác nhau cũng mô tả hiện tượng này theo nhiều cách khác nhau.
Khi nào hiện tượng này cần được lưu ý?
“Déjà vu” thường không có nguyên nhân nghiêm trọng, tuy nhiên nó có thể xảy ra trước hoặc trong cơn động kinh. Nhiều đối tượng trải qua cơn động kinh và họ nhận ra những gì xảy ra là rất nhanh.
“Déjà vu” thường xảy ra trước một cơn động kinh khu trú, bắt đầu chỉ ở một phần của não bộ, và đôi khi có thể lan rộng. Cơn động kinh thường ngắn, kéo dài khoảng vài phút và kết thúc, nhưng cũng có thể chỉ vài giây.
Bạn cũng có thể gặp các triệu chứng khác, chẳng hạn:
Nếu bạn đã từng trải qua những hiện tượng này, và gặp “Déjà vu” thường xuyên hơn, bạn nên đến bác sĩ để được chăm sóc. “Déjà vu” cũng có thể là triệu chứng của mất trí nhớ. Một số người mắc chứng mất trí nhớ thậm chí có thể tạo ra những ký ức sai lệch, nhằm đáp ứng sự lặp đi lặp lại nhiều lần của hiện tượng “Déjà vu”. Chứng mất trí nhớ là nghiêm trọng, do đó bạn nên tìm đến sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
Lời kết
“Déjà vu” mô tả một cảm giác kỳ lạ về một sự việc mà bạn đã trải qua cho bản thân bạn chắc chắn rằng bạn chưa từng. Các chuyên gia hiện nay đồng tình với quan điểm rằng “Déjà vu” liên quan đến khả năng ghi nhớ của trí não theo một cách nào đó. Khi bạn gặp hiện tượng này, bạn có thể đã trải qua nó trước đấy.
“Déjà vu” chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, nên bạn cũng không nên quá lo lắng về nó. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy càng ngày càng gặp nhiều, đồng thời khiến bạn mệt mỏi và căng thẳng hơn, đã đến lúc tìm đến sự chăm sóc về sức khỏe.
“Déjà vu” nếu xảy ra thường xuyên gây khó chịu cho bạn cho dù bạn không có các bệnh liên quan đến thần kinh, bạn có thể thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng hay nghỉ ngơi để xoa dịu chúng.
Tham khảo thêm thông tin tại: Liệu pháp nhận thức hành vi cho trầm cảm và lo âu
Bữa sáng là bữa ăn giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bắt đầu ngày mới. Khắc phục những sai lầm phổ biến sau giúp bạn duy trì thói quen ăn sáng khoa học và lành mạnh.
Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.
Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.