Theo thạc sĩ, bác sĩ Trần Ngọc Tài, Phó trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, Parkinson là bệnh do thoái hóa hệ thần kinh làm cho các tế bào thần kinh trong não không thể tiếp tục sản xuất ra dopamine (chất dẫn truyền thần kinh được tiết ra từ đỉnh thân não, đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển nhiều chức năng của cơ thể). Biểu hiện đặc trưng của bệnh là cử động chậm chạp, cứng đờ, run và rối loạn thăng bằng.
Bệnh Parkinson thường gặp ở người lớn tuổi, chỉ 10% trường hợp khởi phát tuổi dưới 40. Tỷ lệ phát hiện bệnh này ở người trẻ ngày càng gia tăng. Thống kê hiện nay trên thế giới có khoảng 6,3 triệu người mắc bệnh Parkinson. Tại Việt Nam chưa có số liệu khảo sát dịch tễ học về bệnh này. Ghi nhận riêng tại khoa Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM năm 2015 có trên 4.000 lượt khám bệnh Parkinson, khoảng 1.100 bệnh nhân đang được điều trị và theo dõi.
Bác sĩ Tài nhìn nhận Parkinson không phải là bệnh nguy hiểm cấp tính nhưng gây cản trở lớn đến công việc, sinh hoạt hằng ngày, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh có thể diễn tiến ngày càng nặng dần. Nếu không được điều trị đúng đắn kịp thời, sau từ 5 đến 7 năm sẽ có nguy cơ bị tàn phế.
Cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính gây bệnh Parkinson. Khoảng 5-10% ca có yếu tố gene, có sự tương tác giữa gene và điều kiện môi trường đặc biệt gây ra bệnh. Bệnh cũng gia tăng ở nhóm có tiền sử gia đình bị bệnh Parkinson hoặc tiếp xúc nhiều với hóa chất, thuốc trừ sâu.
Một số triệu chứng điển hình của bệnh gồm:
Run
Khi bệnh tiến triển, người bệnh bị run ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể như tay, chân, đầu... Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng run nhẹ xuất hiện ở các ngón tay, có thể co giật nhẹ và run khi cố gắng ngồi, di chuyển.
Thay đổi nét chữ
Triệu chứng cứng đờ cơ bắp gây khó khăn khi cử động các ngón tay, bệnh nhân gặp khó khăn khi viết hoặc kích thước và khoảng cách giữa các chữ đột ngột thay đổi, nét viết nhỏ đi hoặc viết sít hơn...
Giảm cảm giác về mùi
Khứu giác suy giảm khiến bệnh nhân mất khả năng phân biệt mùi, đây là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của Parkinson.
Mất ngủ
Dấu hiệu sớm của bệnh Parkinson là thiếu hoặc mất ngủ. Bệnh nhân thường trằn trọc trên giường, khó đi vào giấc ngủ trong một thời gian dài.
Khòm lưng
Người mắc Parkinson thường bị thay đổi tư thế theo hướng cúi, gù lưng ngày càng nhiều hơn. Họ thường khom lưng khi di chuyển, thậm chí cả khi đứng và đứng không vững.
Thay đổi giọng nói
Parkinson làm giảm chức năng của hệ thần kinh nên có thể ảnh hưởng đến giọng nói, thậm chí mất giọng.
Chóng mặt hoặc ngất xỉu
Chóng mặt và ngất xỉu là triệu chứng rất phổ biến của bệnh Parkinson.
Hoạt động chậm chạp
Do khớp cứng đờ, không linh hoạt, cơ bắp đau nhức nên bệnh nhân trở nên chậm chạp và gặp khó khăn khi di chuyển, quay đầu, cầm nắm... Nhiều người cho rằng đây là vấn đề của tuổi già, song cũng có thể dấu hiệu sớm của bệnh thoái hóa thần kinh.
Trầm cảm
Parkinson tác động đến tâm lý làm cho người bệnh dễ rơi vào trạng thái trầm cảm.
Hiện các nhà khoa học chưa tìm ra phương pháp nào có khả năng chữa lành bệnh Parkinson hoặc làm chậm tiến triển của bệnh. Dù vậy, các bác sĩ luôn nỗ lực tìm ra nhiều phương pháp điều trị tiên tiến như dùng thuốc, phẫu thuật được chứng minh hiệu quả trong việc cải thiện triệu chứng của Parkinson, giúp nâng cao chất lượng sống của người bệnh.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?
Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn
Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.
Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.