Phẫu thuật nội soi cắt túi mật là phương pháp can thiệp ngoại khoa ít gây xâm lấn. Người bệnh có thể ra về sau 1- 3 ngày nằm viện với vài lỗ rạch nhỏ bằng đồng xu trên bụng. Phẫu thuật này không gây chảy máu nhiều và đau đớn như phương pháp mổ hở.
Phần lớn các ca phẫu thuật loại bỏ túi mật thực hiện bằng phương pháp nội soi. (ảnh minh hoạ)
Phẫu thuật cắt túi mật nội soi thường được chỉ định trong các trường hợp:
- Sỏi có kích thước lớn trên 2.5cm, hoặc trong túi có quá nhiều sỏi (chiếm 2/3 thể tích túi mật).
- Viêm túi mật tái cấp do sỏi hoặc viêm túi mật mãn tính gây biến chứng.
- Vôi hóa túi mật (túi mật sứ), thành dày, túi mật mất chức năng.
- Polyp túi mật có nguy cơ ác tính (kích thước > 10mm, phát triển nhanh, gây triệu chứng).
Lưu ý: Một số trường hợp không thể phẫu thuật cắt túi mật nội soi như: người bệnh đã từng phẫu thuật hở ở vùng bụng, người bị suy tim, suy hô hấp và rối loạn đông máu...
Cần chuẩn bị những gì trước khi phẫu thuật?
Trước ngày thực hiện ca mổ, các bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn những điều cần làm như:
- Thực hiện các xét nghiệm máu, chụp X quang, siêu âm ổ bụng,… trước khi tiến hành phẫu thuật. Tắm rửa, vệ sinh thân thể sạch sẽ bằng xà phòng kháng khuẩn.
- Không ăn hay uống bất cứ thứ gì trong vòng 8h trước khi phẫu thuật.
- Nếu bạn đang sử dụng thuốc như thuốc chống đông, chống viêm, vitamin hay các sản phẩm hỗ trợ,… cần thông báo với bác sĩ.
Giai đoạn phục hồi sau phẫu thuật cắt túi mật
Để có thể bình phục một cách nhanh nhất sau mổ cắt túi mật, người bệnh cần rất lưu ý tới việc chọn thực phẩm, ăn uống cũng như cách ngừa biến chứng, ngăn sỏi tái phát.
Chọn thực phẩm lành mạnh
Sau cắt túi mật nên ăn nhiều rau xanh, chất xơ, hạn chế ăn nhiều chất béo (ảnh minh họa)
Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh sau khi cắt túi mật là hết sức cần thiết. Trước hết hãy bắt đầu bằng cách lựa chọn những thực phẩm có lợi cho sức khỏe tiêu hóa như chứa ít cholesterol, giàu chất xơ hòa tan và không sinh hơi.
- Chất béo: Tránh chất béo có nguồn gốc từ động vật như mỡ động vật, nội tạng động vật, các loại sữa béo hoặc sản phẩm từ sữa như phô mai, bơ sữa, sữa nguyên kem, sữa đặc… hãy lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc thực vật như sữa đậu nành, dầu oliu, quả bơ, dầu cải, dầu hướng dương.
- Chất đạm: tránh những loại thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt heo và thay vào đó nên chọn thịt trắng như thịt gà bỏ da, cá, đạm thực vật như đậu hũ, đậu nành.
- Chất xơ và vitamin: bổ sung các loại rau xanh và trái cây tươi trong chế độ ăn. Tuy nhiên cần bổ sung từ từ, không ăn quá nhiều trong thời gian đầu vì có thể gây trướng bụng, sinh hơi.
Ăn uống cần đúng cách
Những ngày đầu sau cắt túi mật người bệnh chỉ nên đồ mềm lỏng (ảnh minh hoạ)
- Trong 2 - 3 ngày đầu tiên: Chỉ nên ăn thức ăn lỏng dễ tiêu như cháo, súp, nước ép từ trái cây ít ngọt và nước lọc hoặc một chút rau xanh. Nên ăn làm nhiều bữa trong ngày, mỗi lần một lượng nhỏ để đảm bảo có đủ dịch mật tiêu hóa thức ăn.
- Từ 1 đến 2 tuần tiếp theo: Ở giai đoạn này, chức năng tiêu hóa chưa phục hồi toàn toàn nên người bệnh vẫn duy trì các thức ăn dễ tiêu như súp, trái cây, cơm mềm, bột yến mạch, thịt gà, cá, ăn thêm chuối nếu có táo bón.
- 3 tuần tiếp theo sau mổ cắt túi mật: Bạn có thể chuyển dần dần sang chế độ ăn đặc với những thực phẩm nhiều chất xơ như trái cây, ngũ cốc, cá, thịt gà nhưng vẫn cần hạn chế thịt bò, thịt lợn. Nguồn chất béo tốt từ hạt lanh, quả bơ, cá cũng rất tốt vì chúng chứa các acid béo không no như omega 3, omega 6.
Không sử dụng cà phê, chất kích thích hay đồ chiên xào hoặc gia vị cay như ớt, tỏi, muối tiêu vì chúng có thể khiến bạn đau bụng hoặc làm trầm trọng tình trạng táo bón
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Vị trí đau bụng tiết lộ vấn đề tiêu hóa của bạn
Chế độ ăn đóng vai trò hỗ trợ trong việc quản lý và hỗ trợ điều trị hẹp van động mạch chủ. Một chế độ ăn lành mạnh có thể giúp giảm các triệu chứng, kiểm soát các yếu tố nguy cơ và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Các bài kiểm tra và kỳ thi là một phần quan trọng trong quá trình học tập, nhưng đồng thời cũng có thể mang lại nhiều áp lực cho học sinh và cả những người chăm sóc các em. Việc tìm cách giảm căng thẳng và hỗ trợ học sinh trong giai đoạn này là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe tinh thần và kết quả học tập tốt nhất.
Bữa sáng là bữa ăn giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bắt đầu ngày mới. Khắc phục những sai lầm phổ biến sau giúp bạn duy trì thói quen ăn sáng khoa học và lành mạnh.
Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.
Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.