Tại Tờ trình, TS Nguyễn Khắc Hiền - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, mức giá quy định tại Thông tư số 14/2019/TT-BYT ngày 5/7/2019 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 37/2018/TT-BYT quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp, không thay đổi cơ cấu giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà chỉ thay đổi mức lương cơ sở tính vào giá dịch vụ từ 1.390.000 đồng/tháng sang mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng.
Để thống nhất mức giá dịch vụ khám, chữa bệnh giữa người không có BHYT và người có BHYT trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong công tác ứng dụng công nghệ thông tin quản lý khám chữa bệnh thống nhất một danh mục, một giá, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, thúc đẩy người dân tham gia BHYT tạo sự công bằng hơn trong việc thực hiện chính sách chung, việc điều chỉnh giá dịch vụ khám, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước là cần thiết.
Theo Nghị quyết, nguyên tắc xác định giá dịch vụ y tế là bằng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Phụ lục số I, II, III của Thông tư số 14/2019/TT-BYT ngày 5-7-2019 của Bộ Y tế.
Các bệnh viện có giường bệnh, trung tâm y tế tuyến thành phố có chức năng khám bệnh, chữa bệnh; trung tâm y tế huyện thực hiện cả hai chức năng phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh đã được xếp hạng áp dụng mức giá của bệnh viện hạng tương đương. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa được phân hạng áp dụng mức giá của bệnh viện hạng IV.
Đối với phòng khám đa khoa khu vực, trường hợp được cấp giấy phép hoạt động bệnh viện hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 12 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12-11-2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế áp dụng mức giá của bệnh viện hạng IV.
Trường hợp chỉ làm nhiệm vụ cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, áp dụng mức giá của bệnh viện hạng IV. Đối với trường hợp được Sở Y tế quyết định có giường lưu, áp dụng mức giá bằng 50% mức giá ngày giường nội khoa loại 3 của bệnh viện hạng IV. Số ngày được thanh toán tối đa 3 ngày/người/đợt điều trị. Không thanh toán tiền khám bệnh trong trường hợp đã thanh toán tiền giường lưu.
Với trạm y tế xã, phường, thị trấn, mức giá khám bệnh áp dụng mức giá của trạm y tế xã. Đối với các trạm y tế được Sở Y tế quyết định có giường lưu, áp dụng mức giá bằng 50% mức giá ngày giường nội khoa loại 3 của bệnh viện hạng IV.
Nghị quyết cũng quy định cụ thể danh mục, giá các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không được BHYT thanh toán, gồm: Giá 10 dịch vụ khám, chữa bệnh; giá 6 dịch vụ ngày giường; giá 1.937 các dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm áp dụng cho các hạng bệnh viện.
Theo đó, giá khám tại bệnh viện hạng đặc biệt và hạng 1 của các cơ sở y tế của Thành phố Hà Nội là 38.700 đ – giá này đã bao gồm chi phí trực tiếp và tiền lương; giám khám tại bệnh viện hạng II là 34.500 đ; giám khám tại bệnh viện hạng III là 30.500 đ; giá khám tại bệnh viện hạng IV và trạm y tế xã là 27.500 đ
Giá hội chẩn để xác định ca bệnh khó (chuyên gia/ca)- chỉ áp dụng đối với trường hợp mời chuyên gia đơn vị khác đến hội chẩn tại cơ sở khám chữa bệnh là 200.000 đ; khám, cấp giấy chứng thương, giám định y khoa- không kể xét nghiệm, XQ và khám sức khỏe toàn diện lao động, lái xe, khám sức khỏe định kỳ- không kể xét nghiệm, XQ đều 160.000 đ; khám sức khỏe toàn diện cho người đi xuất khẩu lao động - không kể xét nghiệm, XQ là 450.000 đ
Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1/1/2020.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thay thẻ bảo hiểm y tế giấy bằng điện tử từ năm 2020
Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.