Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách phát hiện và điều trị mụn nang

Những nốt mụn xuất hiện trên gương mặt luôn là điều ám ảnh đối với cả hai giới, nhất là các bạn trẻ. Tuy dễ gặp và phổ biến, nhưng để nhận biết và điều trị dứt điểm không hề đơn giản. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về mụn nang, một trong những loại mụn gây khó chịu nhất để tìm ra phương án phòng ngừa, điều trị hiệu quả nhé.

Mụn nang là gì?

Mụn nang hay còn được biết đến với những cái tên khác như mụn u nang hay mụn bọc, là một loại biến thể tồi tệ nhất của mụn trứng cá. Mụn nang bắt đầu phát triển từ sâu trong da, chứa đầy dịch mủ, ửng đỏ và sưng to như những khối u trên bề mặt da. Không những thế, mụn nang có gây nên cảm giác đau nhức, khó chịu trong một thời gian dài và để lại những tổn hại cho làn da của bạn, như sẹo vĩnh viễn, những vết sẹo lõm và sâu trên da. Mụn u nang thường xuất hiện ở gương mặt hoặc có thể xảy ra ở một số vùng da khác trên cơ thể của bạn như lưng, ngực hay cổ. Trứng cá dạng nang cũng xuất hiện nhiều hơn ở nam giới và tình trạng của mụn cũng nặng hơn nhiều, bởi vậy cánh mày râu nên chú ý đến nó.

Phân biệt mụn nang và những loại mụn khác

Mụn nang thực chất là bước phát triển thứ năm trong giai đoạn phát triển của mụn. Bởi vậy, cơ chế hình thành và nguyên nhân gây mụn chủ yếu đều giống với các loại mụn khác. Tuy nhiên, mụn nang có một số đặc điểm nhận biết nổi bật để phân biệt mụn nang và những loại mụn khác như kích thước lớn, nổi trên bề mặt da và xuất hiện dưới hình thái dạng bọc, u lớn. Một số dấu hiệu nhận biết chính xác như:

  • Mụn nổi từng cục có màu đỏ, bên trong có thể có hoặc không có mủ. Trong trường hợp có mủ thì cục mụn sẽ to hơn bình thường.
  • Bên trong nang mụn thường chứa nhiều vi khuẩn, tế bào chết và dịch nhầy màu trắng.

Ban đầu khi xuất hiện bạn sẽ thấy mụn có dạng cục, sưng đỏ và kèm theo cảm giác đau, khó chịu. Sau đó, nó chuyển dần thành dạng nang cứng, sờ vào có cảm giác như một cái bọc chứa dịch, mềm lỏng. Theo thời gian thì mụn bắt đầu chuyển thành tình trạng viêm nhiễm nặng hơn và lâu lành hơn.

Nguyên nhân gây ra mụn nang là gì?

Đầu tiên, hãy tìm hiểu về cơ chế hình thành mụn nang để biết được nguyên nhân hình thành mụn nang là gì. Mụn nang được hình thành trên cơ chế viêm nang lông bị vỡ, phần nhiễm trùng lan sâu đến tầng trung bì của da. Cơ chế hình thành giống với mụn trứng cá, tuy nhiên đối với trứng cá dạng cục, dạng kén, thành nang lông bị vỡ ra và ăn sâu dưới da và lan sang những nang lông khác kề bên gây tổn thương cùng lúc. Khi mụn nang được hình thành, cơ thể của chúng ta sẽ phản ứng lại bằng cách hình thành một màng bao quanh vùng viêm nhiễm khiến cho mụn nang lúc này có dạng bọc, giống như một chiếc túi giữ mủ. Túi mủ này ban đầu cứng và sưng đỏ, sau đó sẽ bớt đỏ dần theo thời gian và cũng trở nên mềm hơn, lúc này có cảm giác như một chiếc túi đựng nước lỏng và đau nếu dùng tay chạm vào. Theo đó, nguyên nhân chính hình thành mụn nang chính là sự tích tụ của vi khuẩn, bã nhờn, bụi bẩn và tế bào chết trong một thời gian dài gây bít tắc lỗ chân lông, từ đó gây nên tình trạng viêm nhiễm. 

Một số cách điều trị mụn u nang hiệu quả

Vì tính chất nguy hiểm và khó điều trị của mụn nang, nên khi xuất hiện tình trạng mụn, chúng ta nên đến ngay các cơ sở da liễu để thăm khám kịp thời và tuyệt đối không nên tự nặn mụn ở nhà. Việc tự nặn mụn tại nhà chỉ làm mụn bọc trở nên nghiêm trọng hơn và lâu khỏi hơn, có thể để lại những vết sẹo lõm vĩnh viễn trên da của bạn. Khi phát hiện những bất thường trên da, đặc biệt là những nốt mụn sưng viêm, bạn cần:

  • Tìm đến các cơ sở da liễu để nhận được lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa và có phác đồ điều trị phù hợp cho làn da của mình.
  • Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc kháng sinh kết hợp với các chế phẩm trị mụn phù hợp như: sữa rửa mặt chứa retinol, các loại kem trị mụn đặc trị.
  • Bên cạnh đó, một loại thuốc được biết đến với công dụng trị mụn u nang hiệu quả chính là Spironolactone, nó có tác dụng ức chế hormone trách sự kích thích cho cơ thể khi hormone thay đổi đột ngột. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng nó.

Đối với những bạn bị mụn nang khá nghiêm trọng cần được chữa trị bằng cách rạch nang mụn dẫn tháo mủ thì nên đến các cơ sở ý tế chuyên khoa uy tín. Tại đây, các bạn sẽ nhận được sự điều trị và thực hiện tiểu phẫu chuyên nghiệp đảm bảo an toàn cho làn da cũng như sức khỏe của bản thân. Bên cạnh đó, các bạn cũng cần có những biện pháp đi kèm sau tiểu phẫu để tránh tình trạng viêm nhiễm sau phẫu thuật và để lại sẹo lồi/lõm trên gương mặt.

Tóm lại, mụn nang là một loại mụn khá nguy hiểm và cần được chữa trị đúng cách, kịp thời. Một trong những phương pháp phòng tránh và hỗ trợ điều trị là tránh thức đêm, ăn uống lành mạnh và vệ sinh đúng cách. Điều này sẽ giúp giữ cho làn da luôn trong tình trạng tốt nhất, không gây bít tắc lỗ chân lông. Vì tính chất nguy hiểm và khó điều trị của mụn nang, nên khi xuất hiện tình trạng mụn, chúng ta nên đến ngay các cơ sở da liễu để thăm khám kịp thời và tuyệt đối không nên tự nặn mụn ở nhà.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 5 loại nguyên liệu hàng đầu có khả năng đánh bay mụn hiệu quả

 

Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (tổng hợp từ Verywellhealth) -
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Ăn gì cho đẹp da, khắc phục da sần sùi do vảy nến?

    Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.

  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

Xem thêm