Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách đúng dùng an cung ngưu hoàng hoàn

An cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH) là bài thuốc nổi tiếng được mọi người mách nhau khi có người già yếu hoặc mắc đột quỵ. Tuy nhiên, ACNHH không phải là thuốc chữa bách bệnh, không phải là thuốc có tác dụng phòng bệnh. Chính vì vậy khi dùng phải có sự chỉ định của thầy thuốc.

Theo lý luận của y học cổ truyền, ACNHH được xếp vào nhóm thuốc khai khiếu. đồng thời nó cũng là thuốc “lương khai”. Thuốc lương khai (khai khiếu mát) là thuốc vừa có tác dụng khai khiếu vừa có tác dụng làm mát để làm giảm bớt sức nóng bên trong cơ thể, trong tạng phủ, trong huyết mạch.

Thuốc ACNHH được dùng phổ biến cho các trường hợp bệnh nặng và nguy cấp.

Sau đây xin giới thiệu một số trường hợp có thể dùng ACNHH:

Dùng trong chứng trúng phong. Theo YHCT không có bệnh danh tai biến mạch máu não (TBMMN). Tuy nhiên, các triệu chứng biểu hiện của TBMMN đều có trong chứng trúng phong của YHCT. Vì vậy, TBMMN thuộc phạm vi chứng trúng phong của YHCT. Cũng vì thế mà ACNHH được dùng phổ biến trong các bệnh TBMMN. Theo YHHĐ, TBMMN được phân thành xuất huyết não và nhồi máu não và điều trị khác nhau. Còn theo YHCT, chứng trúng phong gồm có hai mức độ: trúng phong kinh lạc và trúng phong tạng phủ. Với trúng phong kinh lạc không dùng ACNHH. Trúng phong tạng phủ, ACNHH được chỉ định nhưng cũng chỉ dùng ở thể dương bế trong bế chứng và chống chỉ định: Thoát chứng trong trúng phong tạng phủ.

Dùng trong ôn bệnh

Ôn bệnh là các bệnh sốt cấp tính thuộc nhiệt, thường phát theo mùa, là bệnh truyền nhiễm, có khi lây lan thành vụ dịch.

ACNHH có chỉ định khi bệnh đã tiến sâu vào tâm, dinh, huyết (bệnh thuộc lý), người bệnh có biểu hiện mê sảng, co giật, hôn mê, xuất huyết nhiều, phát ban.

Dùng trong một số bệnh nội khoa khác: kiết lỵ: thuộc thể độc lỵ; hoàng đản thuộc thể cấp hoàng; sốt rét: thuộc thể ác tính.

Nhìn chung, khi sử dụng các thuốc YHCT để điều trị bệnh thì cần phải nắm vững lý luận của YHCT. Người thầy thuốc YHCT đều phải xác định bệnh đó thuộc biểu hay lý (phía ngoài hay phía trong cơ thể), thuộc hàn hay nhiệt (nóng hoặc lạnh), thuộc hư hay thực.

Xét theo lý luận của YHCT, thuốc ACNHH được dùng như sau:

Thứ nhất: thuốc ACNHH chỉ dùng cho ôn bệnh.

Thứ hai: chỉ dùng ACNHH khi bệnh độc rất mạnh, đề kháng của cơ thể cũng rất mạnh.

Thứ ba: ACNHH chỉ dùng khi bệnh nhân rất nhiệt, sốt rất cao, vật vã, mê sảng.

Tóm lại là bệnh thuộc phần lý, thuộc phần thực, thuộc nhiệt mới có chỉ định dùng ACNHH.

Bài viết này chỉ nói về ACNHH nguyên phương của tài liệu kinh điển. Hiện nay, thuốc này đã được các nhà sản xuất cải tiến, thêm bớt hoặc thay thế các vị thuốc có trong bài thuốc thì cần phải thời gian nghiên cứu thêm nữa.

Các loại trúng phong

Theo YHCT, trúng phong được chia thành nhiều thể, tùy thuộc mỗi thể có cách điều trị riêng:

Trúng phong kinh lạc: Bệnh nhân không hôn mê, đột nhiên miệng mặt méo, cảm giác tê bì, co cứng, nói ngọng, nước giãi chảy ra bên góc miệng, có thể liệt nửa người, có thể sốt, đau nhức toàn thân, mạch nhu huyền.

Trúng phong tạng phủ chia làm hai loại bế chứng và thoát chứng.

- Bế chứng: Bệnh nhân hôn mê: đột nhiên ngã rồi hôn mê, co cứng, bàn tay nắm chặt, không duỗi (xòe) ra được. Hai hàm răng cắn chặt, toàn thân cứng đờ.

Ở thể dương bế: Ngoài triệu chứng chung còn có biểu hiện: mình nóng, trạng thái bứt rứt, vật vã, mắt đỏ, hơi thở hôi, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ. Mạch huyền hoạt sác (căng, trơn, nhanh).

Ở thể âm bế: Ngoài triệu chứng chung còn biểu hiện: trạng thái li bì, chân tay lạnh, sắc mặt nhợt trắng, môi thâm, rất nhiều đờm dãi gây bế tắc. Rêu lưỡi trắng nhầy, mạch trầm hoãn hoạt (ấn sâu mới thấy, trơn).

- Thoát chứng: Bệnh nhân hôn mê sâu: đột nhiên choáng, ngã lăn xuống sàn hôn mê. Toàn thân duỗi thẳng, mềm nhũn, chân tay lạnh, bàn tay xòe ra, miệng há, mắt nhắm, mặt tái nhợt, hơi thở rất yếu, đại tiểu tiện không tự chủ, lưỡi mềm như héo rủ..., vã mồ hôi, mạch vi tế.

 

Bs. Tống Trần Luân - Theo SKĐS
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

Xem thêm