Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các xét nghiệm cần làm trong bệnh đái tháo đường

Khi bị đái tháo đường (ĐTĐ), đường trong máu sẽ cao và có thể gây ra nhiều biến chứng (mắt, tim, thận…) nếu không được điều trị đúng.

Ảnh minh hoạ: Internet

Để điều trị thường cần làm một số xét nghiệm để kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường. Sau đây là những xét nghiệm cần làm cho bệnh nhân đái tháo đường.

Những xét nghiệm cần làm cho bệnh nhân đái tháo đường

Đường huyết

Đường huyết (ĐH) tĩnh mạch (phải làm ở phòng xét nghiệm). ĐH mao mạch (lấy một giọt máu ở đầu ngón tay, có thể tự thử ở nhà).

Đường niệu, HbA1c; ceton huyết, niệu; tổng phân tích nước tiểu, lipid máu.

Theo dõi ĐH lúc đói (trước ăn sáng), ĐH trước bữa ăn (trưa, tối), ĐH 2 giờ sau ăn. HbA1c mỗi 3 tháng 1 lần. Lipid máu lúc đói lúc chẩn đoán ĐTĐ nếu bình thường thì đo hàng năm. Đạm niệu mỗi năm một lần.

ĐH như thế nào thì gọi là ĐTĐ?

Để xác định có đái tháo đường, cần phải thử ĐH tĩnh mạch. Ở người bình thường: ĐH tĩnh mạch lúc đói 70 - 100mg/dl (được gọi là đói khi nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi lấy máu). Người bị ĐTĐ khi ĐH lúc đói hơn hay bằng 126mg/dl (ít nhất 2 lần thử vào 2 ngày khác nhau).

Chú ý: không được dùng kết quả ĐH đo bằng máy thử ĐH ở đầu ngón tay để chẩn đoán ĐTĐ.

Khi điều trị ĐTĐ, ĐH bao nhiêu thì tốt?

Với một số người dễ bị hạ ĐH (người cao tuổi, rối loạn tri giác, ăn uống kém) không nên cố gắng đạt tới mức ĐH lý tưởng, chỉ cần giữ ở mức chấp nhận được.

Có cần phải thử đường trong nước tiểu hay không?

Hiện nay, thử đường niệu không còn được dùng phổ biến để theo dõi đái tháo đường nữa, vì nó có nhược điểm là không đánh giá được trường hợp ĐH không cao nhiều (từ 120 -180mg/dl).

Thử đường niệu cũng không phát hiện được tình trạng hạ ĐH. Que thử đường niệu có ưu điểm là giá rẻ. Cách tốt nhất để tự theo dõi ĐH hiện nay là dùng máy đo ĐH ở đầu ngón tay. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có thể dùng que thử đường trong nước tiểu để theo dõi tình trạng bệnh ĐTĐ nếu không có điều kiện mua máy đo ĐH.

Lời khuyên cho bệnh nhân đái tháo đường thử đường huyết tại nhà

Có thể thử ĐH ở nhà hay không?

Ở nhà có thể dùng máy thử ĐH ở đầu ngón tay để tự theo dõi ĐH. Đây là cách theo dõi điều trị ĐTĐ thuận tiện và thường được dùng hiện nay, nó giúp đánh giá tình trạng ĐTĐ tốt hay xấu. Kết quả được đo tại nhà nhanh sẽ giúp cho bác sĩ điều trị ĐTĐ tốt hơn cho người bệnh.

Nếu có máy thử ĐH ở nhà, nên thử ĐH mấy lần trong ngày và thử vào lúc nào?

Nên thử ĐH ở nhà tại những thời điểm sau đây:

ĐH lúc đói (trước ăn sáng), ĐH trước bữa ăn (trưa, tối), ĐH 2 giờ sau ăn (sau khi bắt đầu ăn), ĐH lúc đi ngủ (10 - 11g đêm).
Với ĐTĐ týp 1: có thể thử mỗi ngày từ 2 - 4 lần tùy trường hợp. Cần phải thử nhiều lần trong ngày khi đang cần điều chỉnh liều tiêm insulin để kiểm soát tốt ĐH.

Với ĐTĐ týp 2: không cần thường xuyên như ĐTĐ typ 1 mà chỉ cần 2 – 3 lần/tuần.

Với bệnh nhân ĐTĐ nói chung, cần thử ĐH khi có biểu hiện hạ ĐH (hồi hộp, vã mồ hôi, chân tay lạnh…), gọi là hạ ĐH khi chỉ số ĐH < 60mg/dl.

Huyết sắc tố A1c (HbA1c) là gì? Bao lâu thì phải thử lại?

Đường glucose trong máu sẽ gắn vào huyết sắc tố (Hb) trong hồng cầu. Đo HbA1c cho biết ĐH trung bình trong vòng 2 - 3 tháng trước đó. Bình thường thì HbA1c khoảng 4 -6% của tổng số Hb trong máu. Nếu HbA1c tăng cao hơn bình thường chứng tỏ ĐH không kiểm soát tốt trong thời gian 2 - 3 tháng trước khi đo. Chỉ cần đo HbA1c 3 tháng 1 lần, vì đời sống hồng cầu là 2 - 3 tháng mới thay hồng cầu mới.

Khi nào thì cần phải thử ceton trong máu và nước tiểu?

Nếu ĐTĐ không được điều trị tốt, ĐH tăng cao thì trong cơ thể có thể sinh ra ceton. Thể ceton mang tính acid sẽ có hại cho cơ thể. Tình trạng này cho biết trong cơ thể người bệnh đang thiếu insulin, bệnh nhân cần phải đến gặp bác sĩ để được điều trị gấp. Nên dùng que thử ceton niệu khi gặp các tình huống sau đây: bị cảm cúm hay sốt; ĐH cao >250mg/dl, buồn nôn, nôn, đau bụng; có thai.

Có cần thử đạm niệu không?

Khi bệnh nhân ĐTĐ có nhiều đạm trong nước tiểu là dấu hiệu cho biết thận đã bị tổn thương. Có hai mức độ tiểu ra đạm (albumin): tiểu albumin vi lượng là lượng albumin trong nước tiểu ít từ 30 - 300mg/24 giờ. Tiểu đạm đại lượng là lượng đạm trong nước tiểu nhiều > 300mg/24 giờ. Khi có đạm niệu, bệnh nhân cần được bác sĩ chuyên khoa điều trị theo dõi để tránh bị suy thận.

Dùng phương pháp nào đo đạm niệu?

Đo đạm niệu tại bệnh viện hay các trung tâm xét nghiệm sẽ cho biết chính xác lượng đạm trong nước tiểu hàng ngày để đánh giá tiểu đạm nhiều hay ít (chú ý không đo đạm niệu khi mới vận động, nhiễm toan ceton, sốt, nhiễm trùng vì kết quả đo sẽ không chính xác).

Tại sao bị ĐTĐ mà phải thử mỡ trong máu?

Bệnh nhân ĐTĐ thường hay có mỡ trong máu tăng cao. Khi mỡ trong máu tăng cao sẽ làm bệnh nhân dễ mắc bệnh tim mạch: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.

Thử mỡ máu khi nào? 

Cần phải nhịn đói trước khi đi thử mỡ máu.

Thử những chỉ số gì? Thường có 4 yếu tố cần phải đo gồm: lipid máu, HDL - cholesterol, LDL - cholesterol, triglycerid .

 

Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

  • 18/04/2024

    Đau thần kinh toạ là gì và những điều cần lưu ý

    Đau thần kinh toạ là một loại đau thường ảnh hưởng đến dây thần kinh thuộc khớp hông, một bó dây thần kinh lớn bắt nguồn từ dưới sống thắt lưng, qua mông và xuống phía sau mỗi chân.

Xem thêm