Mỗi ngày chúng ta tắm gội bằng xà phòng, sữa tắm diệt khuẩn. Điều đó khiến nhiều nhiều người nghĩ rằng cơ thể sạch sẽ, đánh bay mọi vi khuẩn. Tuy nhiên, một cơ quan chúng ta thường không thể làm sạch triệt để. Đây cũng chính là nơi sản sinh ra hàng nghìn loại vi khuẩn khác nhau. Đó là rốn.
Global News dẫn một nghiên cứu năm 2012 do Tạp chí khoa học PLOS One công bố cho thấy, các nhà khoa học tìm ra 2.368 loài vi khuẩn nép mình trong rốn. Trong số đó, 1.458 loài còn là điều bí ẩn với giới nghiên cứu.
Theo tiến sĩ - bác sĩ da liễu Lisa Kellett tại DLK Cosmetic Dermatology and Laser Clinic (Toronto, Canada), rốn là không gian lý tưởng cho các vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Đặc biệt là những ai có sở thích xỏ khuyên, nguy cơ biến rốn thành “ổ chứa” vi khuẩn nhiều nhất trong cơ thể càng cao.
Ở bất kỳ nơi nào ấm, ẩm ướt, vi khuẩn đều có thể sinh sản. Những người béo phì hoặc tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ tích tụ vi khuẩn cao hơn và thường bị nhiễm trùng rốn, bà Kellett nói. Đặc biệt, chỉ một chấn thương nhỏ ở bộ phận này cũng làm tăng cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm. Do đó, rốn là cơ quan ẩn chứa nhiều vi khuẩn nhất trong cơ thể.
Xếp sau đó là nếp gấp ngực, nách và vùng háng. Ngoài ra, những vị trí nếp gấp da như ven tay, khuỷu chân, kẽ ngón tay… cũng có nhiều vi khuẩn tích tụ.
Năm 2009, các nhà nghiên cứu từ Canada đã quét toàn bộ cơ thể và phát hiện cứ 10 người thì có 1 người trên cơ thể chứa khoảng 1.000 loài vi khuẩn. Kết quả thời điểm đó cho thấy cẳng tay là nơi được vi khuẩn “yêu thích” nhất với 44 loài cư trú. Tiếp sau đó là tai với khoảng 15 loài.
Môi trường bên trong rốn là nơi lý tưởng cho các vi khuẩn sinh sống. Chúng ta nên chú ý tới những thay đổi trong cơ quan này. Chẳng hạn như mùi, dịch tiết, mẩn đỏ hoặc đau có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng.
Để tránh gặp nguy hại vì nhiễm trùng rốn, chúng ta nên làm sạch và rau khô rốn hàng ngày, nhất là sau khi tắm. Việc này nhằm hạn chế môi trường ẩm cho các vi khuẩn sinh sôi.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Hiểu đúng về thuốc điều trị bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng ở trẻ emViệc sử dụng oxy bổ sung để điều trị hội chứng suy hô hấp ở trẻ sinh non và loạn sản phế quản phổi từ lâu đã được cho là có liên quan đến bệnh võng mạc ở trẻ sinh non, thậm chí dẫn đến mù lòa. Cùng tìm hiểu về nguy cơ mù lòa của trẻ sinh non do nồng độ oxy quá cao trong lồng ấp qua bài viết sau đây!
Mới đây, một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí khoa học Nature Metabolism đã chỉ ra chế độ ăn uống thiếu lành mạnh của thai phụ có liên quan tới việc gia tăng nguy cơ mắc các rối loạn phát triển ở trẻ em.
Creatine là một chất bổ sung phổ biến được dùng để cải thiện khối lượng cơ, hiệu suất và phục hồi sau khi tập luyện. Ngoài ra còn có bằng chứng cho thấy chất bổ sung creatine cũng có lợi cho người lớn tuổi và những người mắc một số vấn đề sức khỏe.
Thiếu calci có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe với hệ cơ xương, tim mạch. Nhận biết sớm dấu hiệu thiếu calci giúp bạn kịp thời bổ sung vi chất quan trọng qua chế độ ăn uống.
Thời gian trôi qua, làn da cũng dần lão hóa, đặc biệt là khi bước vào độ tuổi xế chiều. Những dấu hiệu như nếp nhăn, vết chân chim, đồi mồi ngày càng rõ rệt, khiến nhiều người lo lắng.
Bệnh sởi là bệnh nhiễm trùng do virus gây ra, dễ lây lan từ người này sang người khác, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Vậy ngoài việc tiêm vaccine phòng sởi thì vitamin A liệu có giúp ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh?
Ô nhiễm không khí ngoài trời là một trong những yếu tố chính gây gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu.
Thanh long là loại trái cây nhiệt đới thơm ngon và có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm mức cholesterol “xấu” và tốt cho người bệnh đái tháo đường.