Sau khi em bé ra đời, vùng bụng của mẹ không còn thon thả như trước. Cơ thể của phụ nữ có thai tiết ra hormone khiến các cơ vùng bụng dẻo dai hơn, có thể căng ra tạo khoảng trống cho em bé. Người mẹ cũng tăng cân và tích mỡ bụng trong thời gian mang bầu.
Trong tuần đầu tiên sau khi sinh, cơ thể người mẹ sẽ đào thải nước qua mồ hôi và bài tiết. Sau 2 tuần, tử cung của người mẹ sẽ thu về kích thước ban đầu, khiến bụng trông phẳng hơn.
Các bác sỹ và chuyên gia khuyên rằng, phụ nữ sinh thường nên chờ 6 tháng trước khi tập luyện cường độ lớn trở lại. Những bà mẹ sinh mổ cần đợi ít nhất 8 tháng.
Dù vậy, các chị em vẫn có thể thực hiện một số biện pháp lành mạnh sau trước khi bước vào chiến dịch giảm số đo vòng hai.
Tập thể dục nhẹ nhàng
Tập thể dục và ăn uống lành mạnh có thể giúp các mẹ lấy lại vóc dáng trong vài tháng. Tuy nhiên, đừng tập gập bụng ngay lập tức.
Việc các mô liên kết ở vùng bụng căng ra khi mang bầu là hoàn toàn bình thường. Sau khi sinh, chúng sẽ tự lành lại. Nhưng khi người mẹ tập động tác gập bụng quá sớm, các mô này sẽ phải co giãn nhiều hơn, do vậy sẽ mỏng và yếu đi.
Các bà mẹ có thể gặp bác sỹ để được tư vấn về bài tập thể dục hậu sản an toàn. Dưới đây là bài tập thích hợp cho người mới bắt đầu:
- Nằm ngửa, bàn chân đặt trên sàn, đầu gối cong.
- Dùng cơ bụng kéo rốn về phía xương sống và nâng xương chậu lên cao.
- Hóp cơ mông và giữ tư thế trong 5 giây.
- Thực hiện động tác từ 5-20 lần
Nếu bạn bị xổ bụng, tách cơ bụng sau sinh (hai cơ thẳng ở bụng cách nhau 2 đến 2.5cm), bạn cần gặp bác sỹ để phẫu thuật.
Ăn uống đầy đủ
Sau khi sinh, người mẹ không nên loại bỏ thói quen ăn uống lành mạnh khi còn mang bầu. Một số món ăn vặt tốt cho sức khỏe sau sẽ giúp các bà mẹ kiểm soát được cân nặng sau sinh:
- Ngũ cốc giàu chất xơ để tiêu hóa được trơn tru
- Các loại rau củ và hoa quả
- Yến mạch ăn liền
- Sữa chua ít béo ăn kèm các loại hạt và hoa quả sấy khô
Nịt bụng đúng cách
Một số sản phẩm gen nịt bụng sau sinh cho bà bầu có tác dụng nâng đỡ vùng bụng, giảm áp lực lên vết mổ. Không chỉ vậy, nịt bụng làm từ chất liệu co giãn có thể điều chỉnh được, che phủ từ xương sườn đến hông sẽ giúp bụng người mẹ trông phẳng hơn.
Sau khi hồi phục hoàn toàn, bạn có thể sử dụng nịt bụng theo sự chỉ dẫn của bác sỹ. Không nên dùng nịt eo cứng (corset) vì chúng chèn ép và gây áp lực lên vùng bụng của mẹ.
Tuy nhiên, mặc nịt bụng không giúp bụng nhỏ đi. Bạn vẫn cần tập thể dục và ăn uống đúng cách để vóc dáng thon gọn trở lại. Việc cho con bú cũng có tác dụng giảm cân đối với một số bà mẹ.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Chăm sóc bụng cho phụ nữ sau sinh
Phù nề hay sưng phù có thể xảy ra với bất cứ ai, nhưng những người có nguy cơ cao nhất bao gồm phụ nữ mang thai và người lớn tuổi. May mắn thay, việc điều trị có thể đơn giản như thay đổi lối sống hoặc thay đổi thuốc của bạn.
Lựa chọn một lối sống lành mạnh có tác động lớn trong việc ngăn ngừa bệnh trầm cảm.
Ăn chay thường được hiểu là ăn những thức ăn có nguồn gốc từ thực vật như các loại hạt, rau, đậu, quả, nấm... không sử dụng thức ăn có nguồn gốc từ động vật. Với mỗi tôn giáo lại có những quan niệm ăn chay khác nhau
Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh đang trở thành căn bệnh ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa. Để đảm bảo quá trình điều trị và phục hồi hiệu quả, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng. Dưới đây là một số nhóm dưỡng chất mà người bệnh nên ăn.
Để "trẻ mãi không già", ngoài sức khỏe thể chất, bạn hãy lưu ý chăm sóc làn da. Một số mẹo làm đẹp dưới đây giúp bạn sở hữu làn da căng mọng, trẻ trung.
Gan nhiễm mỡ không do rượu là nguyên nhân gây ra bệnh gan mạn tính phổ biến nhưng lại chưa có phác đồ điều trị cụ thể. Nghiên cứu mới đây chỉ ra cách xây dựng chế độ ăn lành mạnh để phòng ngừa và khắc phục căn bệnh này.
Một trong những phần quan trọng nhất của quá trình nội soi là quá trình chuẩn bị. Không chuẩn bị tốt có thể gây khó nhìn cho các bác sĩ, dẫn đến bỏ sót polyp, thủ thuật kéo dài hơn hoặc thậm chí phải nội soi lại. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những việc cần chuẩn bị trước khi nội soi.
Các chuyên gia cảnh báo một số triệu chứng ở mắt như: Mắt đỏ ngầu, nhạy cảm với ánh sáng, mắt ngứa... có thể "tố" tình trạng sức khỏe tiềm ẩn của bạn.