Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh của thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể hay còn gọi là cườm khô, cườm đá: là tình trạng thủy tinh thể bị mờ đục, gây ra những rối loạn thị giác.

Đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể hay còn gọi là cườm khô, cườm đá: là tình trạng thủy tinh thể bị mờ đục, gây ra những rối loạn thị giác.

Thủy tinh thể là cấu trúc có tỉ lệ protein rất  cao (khoảng  30%),  bao  gồm  nhiều  loại protein khác nhau và được sắp xếp trật tự để cho ánh sáng xuyên qua và hội tụ trên võng mạc.

Theo thời gian, dưới tác động của các chất có  hại  bên  trong  cơ  thể  và  môi  trường  bên ngoài gây biến đổi tỉ lệ và thành phần các phân tử Protein, tạo ra những vùng mờ đục trong thủy tinh thể, cản ánh sáng đến võng mạcvà gây giảm thị lực. Tình trạng này gọi là đục thủy tinh thể.

Các mức độ đục thủy tinh thể

Nguyên nhân đục thủy tinh thể

Do lão hóa (gặp ở 80% người > 65 tuổi)

Do tiếp xúc thường xuyên với tia cực tím, tia hàn, tia X; chấn thương

Sử dụng thuốc dạng uống, nhỏ mắt chứa corticoid kéo dài

Do biến chứng bệnh tiểu đường

Dinh  dưỡng  thiếu  cân  đối,  đặc  biệt  là  các thành phần dinh dưỡng chuyên biệt cho mắt

Đấu hiệu đục thủy tinh thể

• Giai đoạn sớm:

Ít có triệu chứng, có thể nhìn mờ, chỉ được phát hiện khi khám chuyên khoa mắt.

• Giai đoạn muộn:

Thị lực giảm nhiều, nhìn xa kém

Có thể thấy những chấm đen trước mắt; nhìn màu không chuẩn…

Lóa mắt khi gặp ánh sáng cường độ mạnh

Điều trị đục thủy tinh thể

Đa phần bệnh nhân phải đeo kính và phẫu thuật khi bệnh nặng.

Do  vậy,  cần  chủ  động  bảo  vệ  thủy  tinh thể từ sớm để giảm thiểu sự biến đổi tỉ lệ và thành phần các phân tử Protein, đảm bảo sự trong suốt của thủy tinh thể.

Theo ecogreen.com.vn
Bình luận
Tin mới
Xem thêm