Sữa bột nói chung và sữa bột dành cho trẻ em nói riêng là sản phẩm dinh dưỡng tiên tiến được phát triển dựa trên nghiên cứu cua ngành dinh dưỡng học. Quy trình sản xuất, phân phối, bảo quản và sử dụng sữa bột phải tuân thủ những tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe người tiêu dùng và chất lượng cam kết của sản phẩm.
Bởi vậy, trước tiên, người tiêu dùng cần lựa chọn nhà cung cấp đáng tin cậy. Thông thường, những thương hiệu có lịch sử lâu đời và uy tín được công nhận tại nhiều thị trường, là những nhà sản xuất có năng lực và kinh nghiệm nhất.
Những thương hiệu này thường sở hữu bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm dựa trên nền tảng khoa học, các công trình nghiên cứu nhiều năm về các dưỡng chất trước khi cho vào công thức sản phẩm, quy trình sản xuất, đóng gói khép kín đảm bảo điều kiện vô trùng, an toàn, vệ sinh và hệ thống lưu thông phân phối chuyên nghiệp.
Tuy nhiên thị trường hiện nay không thiếu những sản phẩm sữa bột bày bán riêng lẻ, không rõ xuất xứ, chất lượng. Vì vậy, người tiêu dùng cần tỉnh táo, tìm hiểu thông tin sản phẩm đầy đủ để tránh mua phải sữa giả, sữa kém chất lượng, hoặc không được bảo quản và vận chuyển theo quy định nghiêm nghặt của nhà sản xuất uy tín. Các va đập trong quá trình vận chuyển có thể gây nứt vỏ hộp, tạo kẽ hở cho không khí lọt vào, làm bột sữa biến chất,thay đổi màu sắc, độ mịn.
Sau khi mua sữa, khâu bảo quản tại nhà cũng rất quan trọng. Sữa rất dễ hỏng nếu bảo quản không đúng cách, vì thành phần nhiều dinh dưỡng của sữa là môi trường lý tưởng cho nhiều loại vi sinh vật.
Sữa bột cần đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nguồn nhiệt cao hay ánh nắng trực tiếp. Đã có trường hợp người mẹ vô tình đặt hộp sữa mới mua ở cạnh bếp, nơi nhiệt lượng từ bếp tỏa ra liên tục hoặc nơi ánh nắng gắt thường rọi vào trong một thời gian dài, kết quả là sữa bị vón cục, thay đổi màu sắc ngay khi mở hộp. Còn độ ẩm không khí quá cao sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của sữa, ảnh hưởng đến sức khỏe bé.
Sau khi mở hộp, bạn nên dùng hết lượng sữa trong vòng hết lượng sữa trong vòng 2 - 3 tuần. Nếu để quá lâu, sữa bột dễ hút ẩm làm mất chất dinh dưỡng, thậm chí sinh nấm mốc gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Khâu pha sữa cần tuân theo quy chuẩn để cung cấp cho bé nguồn dinh dưỡng tốt nhất. Mẹ cần pha đúng liều lượng được hướng dẫn trên nhãn sữa, không tự ý pha đậm hơn hay loãng đi làm thay đổi công thức sữa, hoặc thêm vào sữa những thực phẩm khác mà không có tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng hay trao đổi với bộ phận chăm sóc khách hàng của nhà sản xuất. Pha không đúng cách có thể làm giảm giá trị dinh dưỡngdưỡng thậm chí ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Trước khi pha sữa cho bé, mẹ phải đảm bảo rửa tay thật sạch, sử dụng muỗng sạch chuyên dụng có sẵn bên trong hộp sữa, và đậy nắp thật kỹ sau mỗi lần sử dụng. Hộp sữa đã mở nên bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh xa nguồn nhiệt, ánh sáng cũng như không bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để tránh sữa bên trong bị ẩm.
Sữa pha xong nên cho bé bú ngay. Nếu bé chưa muốn uống, hãy đậy kín nắp bình sữa lại và đặt vào ngăn mát tủ lạnh, bảo quản tối đa 24 giờ. Còn nếu đặt ở nhiệt độ phòng, sữa dùng được trong 2 giờ. Quá thời hạn này thì bạn nên đổ bỏ vì sữa đã có nguy cơ nhiễm khuẩn.
Còn nếu bé đã uống sữa nhưng chưa hết, bạn cũng nên đổ bỏ lượng sữa thừa, vì khi đã tiếp xúc với miệng bé, vi khuẩn có thể xâm nhập gây hại sức khỏe – kể cả khi bạn đặt bình sữa trong tủ lạnh đi nữa.
Những lưu ý trên không khó thực hiện, nhưng lại quyết định hiệu quả và độ an toàn khi sử dụng sữa bột. Phụ huynh nuôi con nhỏ cần ghi nhớ và luôn thực hiện đúng để đảm bảo sức khỏe và nền tảng dinh dưỡng tốt cho các bé.
Sữa có những dấu hiệu như: vón cục, màu sắc thay đổi bất thường, không còn mùi thơm như trước, độ mịn của bột sữa thay đổi…
Khi mở hộp sữa mà phát hiện những dấu hiệu như trên, tức là sữa đã có dấu hiệu thay đổi do không được bảo quản đúng cách, người tiêu dùng cần liên lạc ngay với nhà sản xuất và cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác để được hỗ trợ thông tin, giải quyết thỏa đáng, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, đồng thời xác định vấn đề nằm ở khâu nào để khắc phục nếu có.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Lợi bất cập hại khi dùng men tiêu hóa bừa bãi cho trẻ biếng ăn do tiêu chảy
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.