Tin y tế - sức khỏe mới nhất hôm nay ngày 12/5/2017
Phẫu thuật thành công cho bé trai không có mông và hậu môn
Phẫu thuật thành công cho bé trai không có mông và hậu môn
Theo thông tin trên VOV, Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhi Nguyễn Văn Minh, 8 tháng tuổi (trú tại khu 6, phương Nam Hòa, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh) mắc nhiều dị tật bẩm sinh nặng.
Trước đó, bệnh nhi được tiếp nhận trong tình trạng không có mông, không có lỗ hậu môn, vùng cùng cụt có khối mật độ mềm, ấn lõm,… Qua xét nghiệm, siêu âm, cắt lớp và hội chuẩn, các bác sĩ đã chẩn đoán bé bị thoát vị mạng não tủy vùng cùng cụt và chỉ định phẫu thuật điều trị dị tật hậu môn trực tràng bằng đường trước xương cùng và sau trực tràng cho bệnh nhi.
Sau hơn 4 giờ đồng hồ, bé đã được tạo hình mông, cắt bao thoát vị màng não tủy và hạ trực tràng, tạo hình hậu môn thành công. Hiện tại, bệnh nhi sức khỏe hồi phục tốt, sắp tới sẽ được xuất viện.
Cứu sống thai phụ 12 tuần vỡ phình động mạch chủ
Thai phụ đã ổn định sức khỏe và tỉnh táo sau ca phẫu thuật
Báo Người đưa tin ngày 12/5 cho biết, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM vừa phẫu thuật cấp cứu thành công cho một trường hợp hi hữu thai phụ bị vỡ quai động mạch chủ, xuất huyết ồ ạt, dọa tử vong.
Theo đó, thai phụ Nguyễn Thị Mỹ Duyên (20 tuổi. ngụ tại Bình Dương) đã nhập viện ngày 27/4 và được chuẩn đoán tại đoạn quai động mạch chủ ngực có một túi phình dài khoảng 6cm, có nhiều máu tụ quanh túi phình, khả năng túi phình đã bị vỡ.
Sau 8 giờ đồng hồ, ca phẫu thuật đã thành công, bệnh nhân đã ổn định sức khỏe và tỉnh táo, đồng thời thai nhi cũng được bảo toàn sự sống. Được biết, tỉ lệ thành công cứu sống cả mẹ và thai nhi khi bị vỡ phình động mạch chỉ ở khoảng 50-60%.
Nguy cơ virus cúm H7N9 lây truyền nhanh gấp 1.000 lần
Lực lượng chức năng ra quân ngăn chặn gia cầm và các sản phẩm gia cầm nhập lậu.
Báo Quân đội Nhân dân dẫn lời Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế ngày 11/5 cho biết, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Nông Lương của Liên hiệp quốc (FAO) đã ghi nhận sự thay đổi của virus cúm A/H7N9 tại Trung Quốc từ độc lực thấp sang độc lực cao khi tiến hành phân tích gene virus cúm ở người cũng như ở gia cầm.
Cụ thể, trên người đã phát hiện gene độc lực cao của 2 bệnh nhân mắc cúm A/H7N9 tại Quảng Đông và Đại Loan. Trên gia cầm, 41 mẫu cúm gia cầm độc lực cao ở gia cầm và môi trường đã được phát hiện ở 23 chợ gia cầm sống và 3 trang trại thuộc 3 tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến, Quảng Tây và Hà Nam.
Đáng chú ý, kết quả nghiên cứu cho thấy cúm A/H7N9 độc lức cao có khả năng lây truyền nhanh gấp khoảng 100 – 1.000 lần so với virus có độc lực thấp.
Trước tình hình phức tạp này, Bộ Y tế nhận định virus cúm A/H7N9 ở Trung Quốc có nguy cơ xâm nhập vào nước ta rất cao. Bộ Y tế Việt Nam đang tiếp tục phối hợp với WHO, FAO và các tổ chức quốc tế để theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch cúm A/H7N9 tại Trung Quốc.
TP.HCM: Hơn 7.700 ca sốt xuất huyết và tay chân miệng
Hơn 7.700 ca sốt xuất huyết và tay chân miệng đã nhập viện tại TP.HCM trong 4 tháng đầu năm 2017
Dân trí dẫn số liệu của Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM thống kê đến hết tháng 4/2017 cho thấy, tính từ đầu năm đến nay, TP.HCM đã có hơn 6.500 ca sốt xuất huyết và 1.200 ca mắc tay chân miệng, thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo kết quả giám sát dịch của Trung tâm Y tế Dự phòng, có 8 phường xã trên địa bàn thành phố đang tồn tại ổ dịch sốt xuất huyết, số ca bệnh liên tiếp tăng trong tháng 3 và tháng 4. Bên cạnh đó, bệnh tay chân miệng cũng diễn biến bất lợi khi có tới 25 phường xã số trẻ mắc bệnh đang gia tăng. Điều kiện thời tiết xuất hiện mưa sớm kết hợp nắng nóng đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ gia tăng dịch bệnh.
Trước tình hình này, Sở Y tế TP.HCM yêu cầu các đơn vị trực thuộc khẩn trương xử lý triệt để các ổ dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng đang tồn tại, đồng thời tăng cường truyền thông, kiểm soát các điểm có yếu tố nguy cơ. Đồng thời, cộng đồng cũng cần chủ động phòng chống cũng như hạn chế nguy cơ mắc sốt xuất huyết và tay chân miệng.
Hằng Thu
(Tổng hợp)
Bữa sáng là bữa ăn giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bắt đầu ngày mới. Khắc phục những sai lầm phổ biến sau giúp bạn duy trì thói quen ăn sáng khoa học và lành mạnh.
Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.
Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.