Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bạn đã hiểu về ghép tụy chưa?

Khi tụy của một người không còn có thể sản sinh insulin nữa thì người đó có thể cần phải ghép tụy. Ghép tụy chính là phương pháp thay tụy của một người bằng tụy của một người vừa mới qua đời.

Ca ghép tụy đầu tiên diễn ra vào năm 1966. Tuy nhiên, phải đến những năm 1990 phương pháp này mới được các bác sĩ chấp nhận và đưa vào thực hành.

Ai cần ghép tụy?

Tụy là cơ quan sản xuất insulin của cơ thể. Ở những người bị tiểu đường type 1, tụy không thể sản xuất insulin.

Do vậy, ghép tụy và một phương pháp giúp những người bị tiểu đường type 1 có thể duy trì mức đường huyết mà không cần phải tiêm insulin hoặc phải theo dõi chuyên sâu.

Có 3 phương pháp ghép tụy:

  • Ghép tụy đơn thuần: Điều này được thực hiện ở những người bị tiểu đường type 1 nhưng không có vấn đề về thận.
  • Ghép tụy và ghép thận song song: Phương pháp này được thực hiện ở những người bị tiểu đường type 1 và bệnh thận giai đoạn cuối.
  • Ghép tụy sau ghép thận: Ở phương pháp này, ca ghép thận sẽ được thực hiện trước và thận được hiến từ người cho sống. Sau đó sẽ đến ghép tụy từ người cho đã qua đời.

Ai cần phải ghép tụy?

Ghép tụy là một lựa chọn cho những người bị tiểu đường type 1 khi việc sử dụng insulin vẫn không kiểm soát được bệnh hoặc thuốc uống không có hiệu quả. Và phương pháp này chỉ phù hợp với những người bị tiểu đường type 1.

Những người bị tiểu đường type 1 nên ghép tụy nếu:

  • Thường xuyên bị ngất
  • Thường phải đi cấp cứu vì vấn đề với lượng đường huyết
  • Mức đường huyết trung bình không được kiểm soát
  • Cần có người kèm mọi lúc đề phòng trường hợp khẩn cấp dù vẫn đang dùng thuốc theo khuyến nghị

Bạn cần biết gì về ghép tụy?

Theo Hiệp hội Thận Quốc gia (Hoa Kỳ), thời gian chờ ghép tụy thận và tụy song song là 3 năm. Còn thời gian chờ ghép tụy đơn thuần hoặc ghép tụy sau ghép thận trung bình cũng hơn 2 năm.

Trước khi tìm người hiến tạng phù hợp, tình trạng và điều kiện của người cần ghép tụy sẽ được đánh giá bởi một đội ngũ các chuyên gia liên ngành, bao gồm bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ nội tiết, bác sĩ tiết niệu và những ban ngành liên quan. Các chuyên gia này sẽ quyết định xem ghép tạng có phải là lựa chọn tối ưu cho người bệnh hay không.

Trong quá trình đánh giá, người bệnh sẽ cần làm các xét nghiệm được bác sĩ chỉ định và sẽ mất khoảng 1-2 tháng.

Người cần ghép tạng cần phải tìm được người hiến tạng có cùng nhóm máu với mình. Ngoài ra, cũng cần phải xét nghiệm phản ứng chéo để đánh giá độ tương thích giữa kháng thể từ người cho với kháng thể người nhận.

Một ca ghép tụy thường kéo dài từ 4-6 tiếng. Sau khi phẫu thuật, người bệnh sẽ được chuyển đến khoa ghép tạng và chăm sóc phục hồi trong vòng 2 tuần.

Những nguy cơ từ phẫu thuật ghép tụy

Tượng tự với bất kì phương pháp phẫu thuật nào khác, nhiễm trùng cũng là một nguy cơ trong phẫu thuật ghép tụy.

Trong những ngày sau phẫu thuật, tình trạng tụy bị sưng, hay còn gọi là viêm tụy, là tình trạng bình thường. Tình trạng này sẽ khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên trong một vài trường hợp cần đặt ống dẫn lưu để dẫn dịch ứ đọng trong tụy ra ngoài.

Một nguy cơ nữa trong những ngày hậu phẫu chính là nguy cơ máu đóng cục. Điều này có thể ngăn không cho tụy hoạt động bình thường.

Nguy cơ này có thể được giảm thiểu bởi việc sử dụng thuốc làm loãng máu. Nếu cục máu đông nằm trong tụy mới thay thì có khả năng người bệnh sẽ cần phẫu thuật một lần nữa để loại bỏ cục máu đông.

Nguy cơ lớn nhất khi ghép tạng chính là cơ thể người nhận sẽ đào thải (bài trừ) tạng được hiến. Hệ miễn dịch của người nhận có thể coi tụy được ghép vào như một vật thể lạ xâm nhập vào cơ thể và tấn công tụy mới được ghép. Tình trạng đào thải có thể xảy ra trong vòng vài ngày, vài tuần, vài tháng hoặc có những trường hợp đến vài năm sau khi ghép tạng.

Những triệu chứng khi tụy mới ghép bị đạo thải bao gồm:

  • Sưng đau vùng bụng
  • Sốt
  • Nôn mửa
  • Đau những và toát mồ hôi lạnh
  • Mệt mỏi rã rời
  • Khó thở
  • Phù mắt cá chân

Những người đã được ghép tụy sẽ cần phải uống thuốc ức chế miễn dịch trong suốt quãng đời còn lại. Loại thuốc này ngăn không cho cơ thể người nhận đào thải tụy mới được ghép vào.

Tuy vậy, thuốc ức chế miễn dịch sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch và gây ra những tác dụng phụ như:

  • Dễ bị nhiễm trùng
  • Run tay
  • Khó ngủ
  • Huyết áp cao
  • Rụng tóc
  • Tâm trạng thay đổi bất ngờ
  • Tăng cân
  • Khó chịu bụng
  • Nổi mẩn
  • Yếu xương

Những người uống thuốc ức chế miễn dịch cũng có nguy cơ mắc một vài loại ung thư cao hơn.

Tuy nhiên, báo cáo đã cho thấy rằng phần lớn những người đã ghép tụy họ chấp nhận uống thuốc hơn việc thường xuyên phải tiêm insulin và theo dõi mức đường huyết của cơ thể.

Nhờ vậy, một ca ghép tụy thành công có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của những người bị tiểu đường type 1 đáng kể.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Dự phòng viêm tụy và suy tụy ngoại tiết

 

Bình luận
Tin mới
  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

Xem thêm