I. Ăn uống gì khi bị đau họng?
Thức ăn mềm và dễ nuốt là một lựa chọn tốt để ăn khi bạn bị đau họng. Nó sẽ giúp hạn chế kích ứng cổ họng của bạn. Bên cạnh đó, thức ăn và đồ uống ấm cũng có thể giúp làm dịu cổ họng của bạn.
Một số thực phẩm bạn nên ăn đó là:
Mì ống nấu chín
Bột yến mạch, ngũ cốc nấu chín
Sữa chua thường hoặc sữa chua với trái cây xay nhuyễn
Rau nấu chín
Sinh tố trái cây hoặc rau
Khoai tây nghiền
Súp kem
Sữa
Nước trái cây, chẳng hạn như nước nho hoặc táo
Trứng luộc
Kem que
Ăn uống những thực phẩm này không chỉ giúp bạn được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng mà còn không gây khó chịu cho cổ họng đã bị đau.
Súp kem rất ngon, bổ dưỡng và dễ nuốt với những ai bị đau họng
II. Không nên ăn uống gì khi bị đau họng?
Bạn nên tránh những thực phẩm có thể gây kích ứng cổ họng nhiều hơn hoặc khó nuốt, bao gồm:
Bánh quy
Bánh mì giòn
Gia vị và nước sốt cay
Nước sô đa
Cà phê
Rượu
Thực phẩm ăn nhẹ khô, chẳng hạn như khoai tây chiên, bỏng ngô
Trái cây có tính axit như chanh, bưởi
Ở một số người, sữa có thể làm đặc hoặc tăng sản xuất chất nhầy, làm trầm trọng thêm tình trạng đau họng của bạn. Do đó, tuyệt đối nên tránh sử dụng.
III. Làm thế nào để điều trị đau họng?
Cách đầu tiên và hiệu quả nhất để giảm đau họng là súc họng bằng nước muối ấm. Đổ khoảng một thìa muối vào 240 ml nước ấm. Khuấy đều muối trong nước. Sau đó, nhấp vài ngụm, ngửa đầu ra sau và súc miệng. Tuyệt đối không nuốt, thay vào đó, hãy nhổ nó ra và lặp lại việc này vài lần.
Một số biện pháp khác như: xịt họng bằng thảo dược, thuốc nhỏ hoặc trà có chứa rễ cam thảo hoặc hoa kim ngân có thể giúp giảm đau. Tuy nhiên, trước khi sử dụng phương pháp điều trị bằng thảo dược, hãy đảm bảo hiểu hết về tác dụng phụ có thể xảy ra với cơ thể nhạy cảm như:
Dị ứng
Tương tác với các loại thuốc khác bạn đang sử dụng
Tương tác với các chất bổ sung thảo dược khác
Nếu bạn không chắc mình có thể dùng thuốc gì một cách an toàn, hãy hỏi ý kiến bác sĩ. Đặc biệt, nếu bạn đang mang thai thì biện pháp điều trị bằng thảo dược không an toàn để sử dụng trong thai kỳ.
Bạn cũng có thể sử dụng phương pháp dùng thuốc không kê đơn như viên ngậm mua ở hiệu thuốc cũng sẽ giúp giảm đau họng, mà còn có hương vị dễ chịu.
Súc họng bằng nước muối giúp giảm bớt tình trạng đau họng, mà cũng dễ thực hiện tại nhà
IV. Khi nào đau họng cần đến gặp bác sĩ?
Nếu cơn đau họng của bạn không biến mất, hãy đến gặp bác sĩ ngay. Hầu hết các cơn đau họng xảy ra do nhiễm virus, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc cúm, hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn, chẳng hạn như viêm họng liên cầu khuẩn. Nếu bạn bị nhiễm trùng do vi khuẩn, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh sẽ không điều trị chứng đau họng xảy ra do nhiễm virus.
Đau họng cũng có thể xảy ra do các yếu tố môi trường như dị ứng theo mùa, hít phải khói thuốc lá, hoặc thậm chí không khí khô. Những người ngủ ngáy cũng có thể bị đau họng.
Đi khám bác sĩ nếu cơn đau họng của bạn không biến mất và trở nên tồi tệ hơn hoặc nếu bạn gặp các triệu chứng khác như:
Khó nuốt hoặc khó thở
Sốt
Phát ban
Đau nhức không rõ nguyên nhân hoặc đau khớp
Bạn cũng nên đến gặp bác sĩ nếu tình trạng đau họng kéo dài hơn một tuần. Bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm để loại trừ nguyên nhân và điều trị thích hợp.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Đau họng do cảm lạnh, viêm họng hay viêm amiđan?
Mùa hè năm nay được dự báo nắng nóng gay gắt nên thực phẩm giải nhiệt, bảo vệ sức khỏe càng được người dân ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, người dân cần nhận thức đúng để đưa ra lựa chọn chính xác
Dứa là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đôi khi việc tiêu thụ dứa với một số loại thực phẩm lại không có lợi cho sức khỏe.
Đầu bạn đang đau nhức, bạn bị ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, khó thở, rồi khứu giác và vị giác cũng rối loạn. Đây là những dấu hiệu phổ biến của cảm cúm, dị ứng thời tiết, viêm xoang. Một số thực phẩm có thể giúp bạn giảm các triệu chứng này !
Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.
Đối với người mắc bệnh lao vú, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe.
Kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn, tuy vậy, việc dùng kháng sinh ở trẻ em phải được xem xét cẩn thận và tuân thủ nghiêm túc các chỉ dẫn. Lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khoẻ, bao gồm kháng kháng sinh, rối loạn tiêu hoá và các vấn đề sức khoẻ lâu dài khác.
Giai đoạn từ 6 đến 15 tuổi là thời kỳ vàng phát triển thể chất, đặc biệt là tăng trưởng chiều cao, và hoàn thiện trí tuệ. Giai đoạn này cũng là cơ hội cuối cùng bù lại những thiếu hụt về chiều cao của giai đoạn trước, chuẩn bị cơ sở phát triển vượt trội vào thời điểm dậy thì. Trong chế độ ăn của lứa tuổi này, sữa và các chế phẩm từ sữa đóng vai trò quan trọng như một thực phẩm tốt cung cấp các vitamin, khoáng chất và protein quý cho quá trình phát triển.
Chế độ ăn uống không phải là phương pháp điều trị chính cho hội chứng ống cổ chân nhưng nó có thể giúp giảm viêm, kiểm soát cân nặng và cải thiện sức khỏe tổng thể, từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi.