Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

8 bước giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn mỗi ngày

Việc duy trì các thói quen hàng ngày để kiểm soát bệnh tiểu đường typ 2 có thể sẽ là một công việc khó khăn đối với nhiều người. Dưới đây là cách đơn giản hóa những thói quen này

8 bước giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn mỗi ngày

Những việc cần làm để kiểm soát bệnh tiểu đường typ 2 dường như là một danh sách dài vô tận, bao gồm việc ăn uống lành mạnh, tập thể dục, kiểm tra đường huyết và uống thuốc. Nhưng những công việc này không hề nặng nề như bạn tưởng. Bằng việc áp dụng một vài bước đơn giản sau, bạn có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến bệnh tiểu đường bao gồm tổn thương thần kinh, suy giảm thị lực, bệnh thận và đột quỵ.

Với những người mới bắt đầu, đơn giản hóa những việc cần làm hàng ngày của bạn có thể giúp việc kiểm soát bệnh dễ dàng hơn.

1.Thử đường huyết và ghi lại trong sổ ghi chép

Kiểm soát mức đường huyết của bạn là một phần quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Việc giám sát đường huyết hàng ngày sẽ là những gợi ý cho việc ăn uống, tập thể dục và liều lượng thuốc cần dùng nếu bạn đang tiêm insulin.

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, việc ghi chép thông tin về đường huyết vào một cuốn sổ là rất cần thiết. Cuốn sổ ghi chép sẽ có thể được bác sỹ sử dụng như một công để xem kế hoạch kiểm soát bệnh tiểu đường của bạn có hiệu quả không và đưa ra những thay đổi nếu cần thiết.

2. Uống thuốc đầy đủ

Chỉ riêng chế độ ăn và tập thể dục không thể kiểm soát được bệnh tiểu đường, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để giúp kiểm soát mức đường huyết của bạn. Điều quan trọng là bạn phải hiểu được cơ chế hoạt động của các loại thuốc tiểu đường, làm thế nào để hạ mức đường huyết nếu nó tăng cao và khi nào bạn cần uống thuốc. Bác sĩ có thể cung cấp các kế hoạch dùng thuốc phù hợp nhất dựa trên tiền sử sức khỏe của bạn.

3. Kiểm tra bàn chân của bạn.

Bệnh tiểu đường có thể gây ra nhiều vấn đề bàn chân, chẳng hạn như các vết chai chân có thể trở thành các vết loét, tuần hoàn lưu thông không tốt có thể ảnh hưởng đến khả năng chống lại nhiễm trùng và tổn thương thần kinh có thể dẫn đến giảm cảm giác. Hãy kiểm tra chân bạn hàng ngày để chắc chắn rằng không có vết thương, vết phồng rộp hay bất cứ vấn đề gì khác. Các vấn đề thông thường có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được chữa trị. Và nếu bạn có tuần hoàn kém hoặc tổn thương thần kinh, chân bạn sẽ có thể có một tổn thương hoặc nhiễm trùng nào đó mà bạn không cảm nhận được. Kiểm tra thường xuyên cho phép bạn nhận ra sớm những vấn đề này và tiến hành điều trị.

4. Chải và xỉa răng

Mức đường huyết cao có thể tác động đến sức khỏe răng miệng. Không kiểm soát được mức đường huyết có thể dẫn đến việc hình thành mảng bám và gia tăng nguy cơ viêm lợi và thậm chí là bệnh nướu tiến triển. Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo việc chải răng 3 phút cho mỗi lần và ít nhất 2 lần một ngày; dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần mỗi ngày, và đi khám nha sĩ định kỳ 6 tháng một lần.

5. Tăng cường hoạt động

Tập thể dục là cách tuyệt với để có sức khỏe tốt và làm giảm mức đường huyết. Khuyến cáo chung là tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi lần và 5 lần một tuần. Bên cạnh việc làm giảm mức đường huyết tập thể dục còn giúp cải thiện việc lưu thông máu, tăng cường năng lượng, giảm stress, cải thiện chất lượng giấc ngủ. Đó là những lý do để bạn tăng cường vận động mỗi ngày.

6. Ăn những bữa ăn và đồ ăn nhẹ lành mạnh

Mức đường trong máu bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những gì bạn ăn và ăn khi nào. Việc lập kế hoạch cho bữa ăn của bạn mỗi ngày có thể tạo ra sự khác biệt về lượng đường trong máu của bạn. Bạn có thể tính toán lượng carbohydrate mà bạn ăn vào hoặc sử dụng chỉ số glycemic index của thực phẩm. Hãy làm việc với một chuyên gia dinh dưỡng để lựa chọn đúng những thực phẩm phù hợp với người bệnh tiểu đường và xây dựng kế hoạch ăn uống hợp lý dành cho bạn

7. Bảo vệ làn da

Tiểu đường có thể gây tổn thương làn da của bạn dẫn đến những nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm. Hãy kiểm tra cơ thể hàng ngày, đặc biệt là ở những vùng gấp nếp da như nách, giữa các ngón chân và vùng bẹn. Bảo vệ da bằng cách giữ cho bề mặt da luôn được sạch sẽ và khô ráo. Nếu bạn nhận thấy một vết thương thậm chí chỉ là một vết cắt nhỏ, hãy làm sạch nó với xà phòng và nước sạch. Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn nhận thấy các vết thương trở nên nghiêm trọng hoặc một vết thương nào đó bạn không thể tự mình sử lý.

8. Có một giấc ngủ ngon

Ngủ không ngon giấc có thể có tác động tiêu cực đến sự chuyển hóa đường. Hình thành và duy trì thói quen ngủ lành mạnh có thể giúp bạn có giấc ngủ mà cơ thể cần. Tổ chức giấc ngủ quốc gia của Hoa Kỳ khuyến cáo đi ngủ cùng một thời điểm mỗi buổi tối và thức dậy cùng thời gian vào mỗi buổi sáng thậm chí cả cuối tuần. Bạn cũng có thể thử một vài cách để chuẩn bị cho giấc ngủ, như là đọc một cuốn sách hay tham gia vào các hoạt động nhẹ nhàng khác để cơ thể bạn được nghỉ ngơi. Một cách khác để ngủ ngon hơn là nghe nhạc nhẹ nhàng và sử dụng rèm cửa để giữ phòng ngủ được tối.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 4 hiểu lầm về dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường

CTV Phạm Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Everydayhealth
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm