Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

21 bệnh nhân xét nghiệm âm tính 2 lần với COVID-19, đủ điều kiện khỏi bệnh

Trong ngày 27/3, có 3 ca mắc COVID-19 đã khỏi bệnh, ra viện, nâng số ca khỏi bệnh, ra viện lên 20. Thêm tin vui nữa là đã có 51 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1-4 lần.

Tối ngày 27/3, Bộ Y tế công bố thêm 10 ca mắc COVID-19. Nâng tổng số ca mắc COVID-19 của Việt Nam  đến thời điểm này lên 163. Hiện 20 ca đã khỏi bệnh, ra viện.

143 bệnh nhân mắc COVID-19 còn lại đang được theo dõi, cách ly, điều trị tại 19 cơ sở y tế trong cả nước. Đa số đều có sức khoẻ ổn định.

Tính đến 19h tối ngày 27/3 là đã có 51 bệnh nhân đang điều trị tại nhiều cơ sở y tế có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19, trong đó 21 bệnh nhân có kết quả âm tính lần 2. Trong số các bệnh nhân này, có 7 bệnh nhân số: 45, 53, 64, 65, 66, 79 và 90 đang điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi đã khỏi bệnh, dự kiến trong ngày 29-30/3 sẽ được ra viện, chuyển cơ sở khác để theo dõi sức khoẻ.

Về sức khoẻ của  03 bệnh nhân trong tình trạng rất nặng đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh (có 01 bệnh nhân chỉ định can thiệp ECMO; 02 bệnh nhân còn lại thở ô xy), hiện 1 bệnh nhân đã có nhiều tiến triển, không còn phải thở máy xâm nhập.

Liên tục trong những ngày qua, các chuyên gia đầu ngành và bác sĩ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã và đang nỗ lực hội chẩn, điều trị cho các trường hợp ca bệnh này.

Đến thời điểm này, cũng đã ghi nhận 4 nhân viên y tế gồm hai người của Bệnh viện Bạch Mai và 2 người của Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương mắc COVID-19.

Lãnh đạo Bệnh viện Đà Nẵng trao giấy chứng nhận và giấy ra viện cho bệnh nhân số 35. Ảnh Vtc.vn

Về tổ chức xét nghiệm phát hiện các trường hợp nghi ngờ, đến nay, Việt Nam chưa sử dụng phương pháp xét nghiệm nhanh mà đang sử dụng bộ sinh phẩm xét nghiệm (test kit) do Học viện Quân y sản xuất, đã được các cơ quan quản lý, khoa học trong nước và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận.

Trên cơ sở tham khảo WHO và các nước trên thế giới và thực tiễn trong nước, ngành y tế đã cập nhật, hoàn thiện phác đồ điều trị COVID-19.

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam- Trưởng ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 về  việc tăng cường năng lực sử dụng máy thở và theo dõi bệnh nhân thở máy cho cán bộ y tế các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, thành phố, ngày 27/3, tại Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến của Bệnh viện Chợ Rẫy, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã tổ chức khóa tập huấn sử dụng máy thở và theo dõi thở máy.

Đây là khóa đầu tiên trong tổng số 3 khóa tập huấn được Tiểu ban điều trị tổ chức cho các bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố phía Nam. Học viên là các cán bộ y tế làm việc tại các khoa Cấp cứu, Hồi sức, Truyền nhiễm của các bệnh viện Đa khoa tỉnh, thành phố.

Khoá tập huấn diễn ra từ ngày 27/3-4/2, giúp các bác sỹ tăng cường năng lực sử dụng máy thở, theo dõi người bệnh, nhất là người bệnh nhiễm COVID-19. Các cán bộ được đào tạo sẽ là những cán bộ hạt nhân, cán bộ “tiền tuyến” trong điều trị người bệnh và sẵn sàng lên đường hỗ trợ các bệnh viện khác khi có điều động.

Dự kiến 2 khóa tập huấn tiếp theo sẽ được thực hiện vào đầu tháng 4/2020.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Liệu COVID-19 có ảnh hưởng đến em bé khi đang trong giai đoạn mang thai?

Thái Bình - Theo Sức khỏe Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm