Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bản tin dịch COVID trong 24h qua: Việt Nam chắc chắn không có 1.000 ca bệnh mắc COVID-19 vào cuối tháng 3/2020

Tính đến 9h ngày 28/3, Việt Nam ghi nhận 169 người mắc COVID-19. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ít nhất trong 2 tuần tới, người đứng đầu chính quyền các cấp tạm dừng tất cả các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người (cùng một chỗ). Người dân được yêu cầu ở lại nhà trừ trường hợp thực sự cần thiết mới ra ngoài để tránh lây nhiễm COVID-19. Nhân dân bình tĩnh, yên tâm, tiếp tục tin tưởng, ủng hộ các biện pháp phòng, chống dịch. Mỗi người dân hãy là một chiến sỹ phòng, chống dịch; tiếp tục chung sức, đồng lòng đẩy lùi dịch bệnh. Việt Nam chắc chắn không có 1.000 ca bệnh mắc COVID-19 vào ngày 31/3.

Bộ Y tế cập nhật tình hình dịch bệnh COVID-19 tại bản tin 9h hàng ngày.

Tính đến 9h ngày 28/3/2020:

Thế giới: 594. 286 người mắc; 27.247 người tử vong

200 quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận ca mắc COVID-19.

- Tại Đông Nam Á, tất cả các quốc gia trong khu vực đều có người mắc bệnh, với tổng số ca mắc là 6.314, số ca tử vong là 174

- Việt Nam đứng thứ 84/200 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc trên thế giới; 6/11 quốc gia có ca mắc trong khu vực ASEAN.

Việt Nam169 ca mắc COVID-19, không có ca tử vong.

Trong đó:

- Số ca bình phục: 20

- 149 ca bệnh đang được điều trị.

Số ca nhiễm nhập cảnh được quản lý ngay

Số ca nhiễm nhập cảnh có thời gian trong cộng đồng

Số lượng F1 đang  được cách ly tập trung

Số lượng F2 được cách ly tại nhà  và theo dõi y tế

67

82

35.649

 

38.372


1. Tổng số ca mắc mới tính từ 9h ngày 27/3 đến 9h ngày 28/3 trên tổng số ca tích luỹ: 16/169.

Trong đó:

07 trường hợp được cách ly ngay khi nhập cảnh.

03 trường hợp người nước ngoài đã có tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19 tại quán bar Buddha ở TP Hồ Chí Minh.

2Tổng số ca bình phục trong ngày: 03

3Số ca tử vong: 0

4Năm địa phương có đông bệnh nhân nhất:

- Hà Nội: 59

- TP Hồ Chí Minh: 46

 

- Vĩnh Phúc: 11

- Bình Thuận: 9

- Quảng Ninh: 7

5Số ca nặng: 03

6. Số ca có tiến triển tốt:

Trong số 51 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính thì:

51 bệnh nhân có kết quả âm tính lần 1

21 bệnh nhân có kết quả âm tính lần 2

06 bệnh nhân có kết quả âm tính lần 3

04 bệnh nhân có kết quả âm tính lần 4

7. Số người cách ly:

- Tại bệnh viện: 1.064

- Tại khu cách ly tập trung: 35.649

- Tại nhà: 38.372

8. Số người nhập cảnh trong ngày: 0

9. Nhận xét:

- Phát hiện sớm, cách ly kịp thời, khoanh vùng dịch COVID-19 và điều trị bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân là mục tiêu cấp bách hiện nay.

- Nhiều thành phố lớn và đô thị tập trung khác đã tiến hành đóng cửa các dịch vụ không cần thiết, dừng các hoạt động đông người hết sức quyết liệt, kịp thời để tránh lây nhiễm COVID-19.

- Tạm thời đóng cửa các cơ sở làm đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ, vật lý trị liệu trên toàn quốc. Ngành Y tế có biện pháp cách ly các bác sĩ, nhân viên y tế làm tại các cơ sở chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19.

- So với ngày 26/3/2020, số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) tăng 17.981 người

- Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 nhận định chắc chắn đến thời điểm ngày 31/3, Việt Nam sẽ không có 1.000 ca mắc COVID-19

Khuyến cáo:

- Hạn chế tụ tập đông người từ 00 giờ ngày 28 tháng 3 đến hết ngày 15 tháng 4 năm 2020

- Ít nhất trong 2 tuần tới, tạm dừng tất cả các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người (cùng một chỗ). Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo. Cấm tụ tập nhiều hơn 10 người ở bên ngoài các công sở và trường học, bệnh viện.

- Đóng cửa các dịch vụ không cần thiết như massage, vũ trường, các cơ sở du lịch, tham quan, các tụ điểm vui chơi, giải trí, các rạp chiếu phim, quán bia hơi, nhà hàng ăn uống… Trừ dịch vụ cung cấp thực phẩm, dược phẩm, các cơ sở khám chữa bệnh để bảo đảm nhu cầu cần thiết cho nhân dân.

- Tạm dừng hoặc tổ chức lại rất ít chuyến giao thông công cộng.

- Cần thay đổi phương thức làm việc, từ trực tiếp sang trực tuyến và các hình thức phù hợp khác để tránh lây nhiễm bệnh.

Nhân dân bình tĩnh, yên tâm, tiếp tục tin tưởng, ủng hộ các biện pháp phòng, chống dịch. Mỗi người dân hãy là một chiến sỹ phòng, chống dịch; tiếp tục chung sức, đồng lòng đẩy lùi dịch bệnh.

Trước mắt thực hiện nghiêm các biện pháp không tụ tập đông người; chỉ ra khỏi nhà trong trường hợp thật cần thiết, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang nơi công cộng, tăng cường tự bảo vệ sức khỏe; hạn chế đến các cơ sở khám chữa bệnh trừ trường hợp thật sự cần thiết và thực hiện tốt các khuyến cáo của cơ quan chức năng, nhất là đối với người cao tuổi, có bệnh nền.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: COVID-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 28/03/2020
Thái Bình - Theo Sức khỏe Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm