Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Liệu COVID-19 có ảnh hưởng đến em bé khi đang trong giai đoạn mang thai?

Mang thai là một khoảng thời gian đầy những thú vị nhưng cũng đầy thử thách. Tâm trí của bạn trong thời gian này luôn tự đặt ra hàng vạn câu hỏi và những mối quan tâm cho những vấn đề mà tưởng chừng như đơn giản nhưng đối với bạn – nó thực sự nghiêm trọng.

Một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất – đương nhiên là sức khỏe của em bé sẽ bị ảnh hưởng ra sao nếu bạn bị ốm. Bạn nên để bác sĩ nắm được tình hình sức khỏe bản thân liên tục, nhất là khi có các dấu hiệu của bệnh, bởi vì nhiều loại virus có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Ví dụ như:

  • Virus cytomegalo (thuộc nhóm Herpes)
  • Virus thủy đậu – zona
  • Virus zika
  • Rubella
  • Virus parvovirus B19 (bệnh thứ 5 – ban đỏ nhiễm trùng)
  • Herpes
  • HIV

Cuối năm 2019, một loại virus mới xuất hiện trên thế giới và đã lan rộng ra toàn cầu: SARS-CoV-2, thuộc họ coronavirus, và dịch bệnh được đặt tên là dịch COVID-19. Tuy rằng những nguy cơ gây bất thường khi sinh em bé do nhiễm virus SARS-CoV-2 và thậm chí là virus Zika hiện vẫn còn xa lạ với nhiều người, song điều này đã tạo thêm một mối lo ngại khác vào danh sách – vốn đã dài dằng dặc – những mối quan tâm lo lắng của các bà mẹ.

Đầu năm 2020, Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) đã tuyên bố sự bùng phát của COVID-19 là một vấn đề y tế khẩn cấp toàn cầu, và là vấn đề đặc biệt quan tâm trên toàn thế giới. Gần đây, WHO đã đưa ra tuyên bố tiếp theo và theo đó, sự bùng phát của COVID-19 chính thức được gọi là ĐẠI DỊCH TOÀN CẦU.

COVID-19 đến hiện tại vẫn còn nhiều bí ẩn, và sự ảnh hưởng của nó lên nhóm phụ nữ mang thai vẫn chưa được tìm hiểu rõ ràng. Dưới đây là những thông tin hữu ích cho bạn trước loại bệnh này nếu bạn đang mang thai hay có kế hoạch chuẩn bị mang thai.

Coronavirus là gì?

Coronavirus là họ virus lớn lưu hành trên cả người và động vật, và có thể là nguyên nhân của cảm cúm thông thường hay nặng hơn là suy hô hấp.

Cuối năm 2019, một loại virus mới – SARS-CoV-2 xuất hiện tại Trung Quốc. Vẫn chưa tìm được chính xác nguồn gốc của virus là từ đâu và lây ra từ nguồn nào, nhưng gợi ý đưa ra là do con người tiếp xúc với động vật. Dịch bệnh do virus này gây ra được đặt tên là COVID-19.

Những triệu chứng nào mà phụ nữ mang thai và đang cho con bú cần cảnh giác?

COVID-19 là bệnh thuộc đường hô hấp. Triệu chứng thường xuất hiện trong 2 đến 14 ngày sau khi phơi nhiễm với nguồn bệnh. Dữ liệu thu thập từ Trung Quốc cho thấy thời gian ủ bệnh thường là 4 ngày. Triệu chứng thường gặp nhất – kể cả là bạn có đang mang thai hay không – là:

  • Ho khan
  • Sốt
  • Khó thở
  • Đau họng
  • Đau đầu

Khi thấy xuất hiện các triệu chứng trên, hãy thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất. Bạn có thể được kiểm tra hay xét nghiệm, nhưng điều quan trọng là cán bộ y tế nắm được tình trạng của bạn và đưa ra những biện pháp bảo vệ dự phòng cho bạn cũng như những người xung quanh.

Phụ nữ mang thai có mẫn cảm với virus?

Virus này hoàn toàn mới so với những gì chúng ta biết, nên không có gì là chắc chắn ở đây cả. Tuy nhiên, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) đã cảnh báo rằng những phụ nữ mang thai dường như mẫn cảm hơn những người khác đối với tất cả các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp, tương tự như cúm. Điều này có thể hiểu được khi mang thai, hệ thống miễn dịch thay đổi và mang thai tác động lên tất cả các phần của cơ thể, bao gồm cả phổi và tim.

Các biện pháp điều trị có an toàn với phụ nữ mang thai?

Điều trị COVID-19 tương tự như cách điều trị bệnh về đường hô hấp. Kể cả bạn mang thai hay không, bác sĩ vẫn sẽ khuyên bạn:

  • Sử dụng thuốc hạ sốt chứa acetaminophen khi sốt trên 38,5 độ C
  • Bù nước và điện giải
  • Nghỉ ngơi

Nếu thuốc chứa acetaminophen không giúp bạn hạ sốt, hoặc bạn bắt đầu cảm thấy khó thở hay nôn, hãy gọi ngay cho bác sĩ để được hỗ trợ.

Vậy nhiễm virus corona gây nguy hiểm như thế nào cho phụ nữ mang thai?

Cần phải nói rằng, đây là loại virus mới, và các nghiên cứu về nó còn rất ít. CDC đã đưa ra cảnh báo rằng đối với những phụ nữ mang thai có tiền sử mắc một trong các nhóm virus corona, nếu mắc virus này có thể tiến triển đến các triệu chứng nặng hơn so với người chưa từng mắc. Cùng với đó, những ảnh hưởng như sẩy thai, sinh non, thai chết lưu và bị nhiễm trùng nặng cũng được quan sát thấy ở những phụ nữ mang thai. Sốt cao trong giai đoạn đầu của thai kỳ với bất kể nguyên nhân nào cũng có thể dẫn tới dị tật bẩm sinh.

Những thông tin này có thể gây sốc đối với bạn. Nhưng hãy bình tĩnh. WHO đã báo cáo rằng họ từng nghiên cứu trên một nhóm phụ nữ mang thai mắc COVID-19 và thấy rằng phần lớn các trường hợp đều không nghiêm trọng. Trong 147 trường hợp nghiên cứu, 8% có các triệu chứng nặng và chỉ có 1% nguy kịch.

Hiệp hội sản phụ khoa Hoàng gia Anh (RCOG) đã báo cáo rằng mặc dù có một số phụ nữ Trung Quốc gặp tình trạng đẻ non khi mắc COVID-19 nhưng vẫn chưa rõ nguyên nhân sinh non là do nhiễm trùng hay do bác sỹ quyết định cho em bé ra đời sớm vì mẹ không được khoẻ. Báo cáo cũng không tìm thấy bằng chứng về việc virus này gây sảy thai.

Virus có lây truyền từ mẹ sang em bé trong thời gian mang thai hay sinh nở không?

Hiện tại chưa có bằng chứng nào rõ ràng chứng minh việc lây truyền từ mẹ sang em bé trong thời gian sinh nở. Tuy có 1 đến 2 trường hợp được xác nhận là dương tính với virus khi vừa mới sinh, nhưng không có bằng chứng cụ thể nào về việc virus lây sang em bé khi còn ở trong bụng mẹ.

COVID-19 là bệnh lây truyền giữa người và người thông qua giọt bắn (người bị nhiễm ho hay hắt hơi). Em bé có thể nhiễm khi chào đời và hít phải những giọt bắn này.

Một nghiên cứu nhỏ trên các phụ nữ đang trong giai đoạn cuối của thai kì bị nhiễm COVID-19 cho thấy, virus không xuất hiện trong nước ối, máu cuống rốn, hay dịch họng sau khi sinh. Vẫn cần nhưng nghiên cứu lớn hơn xác nhận điều này.

Nếu tôi nhiễm COVID-19 trong thời gian sinh nở, liệu tôi có cần phải sinh mổ?

Việc bạn sinh con bằng đường tự nhiên hay sinh mổ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không chỉ mỗi việc bạn có nhiễm COVID-19 hay không. Tuy vậy, sinh con tự nhiên vẫn được khuyến khích hơn so với sinh mổ. Việc sinh mổ có thể được cân nhắc khi cơ thể bạn không đủ điều kiện cho quá trình sinh tự nhiên, hay gặp một số loại virus nghiêm trọng.

Virus có lây truyền qua sữa mẹ không?

Một số nghiên cứu đã tiến hành trên sữa mẹ của những bệnh nhân nhiễm COVID-19 cho câu trả lời ở thời điểm hiện tại là không. Nhưng điều này không có nghĩa là không có nguy cơ mà cần thêm nhiều nghiên cứu để khẳng định điều này.

CDC cũng nói rằng nếu bạn nhiễm COVID-19 hay có nguy cơ cao, hãy nói với bác sĩ về việc bạn cho con bú. Nếu bạn quyết định sẽ cho con bú, bạn có thể hạn chế phơi nhiễm cho em bé bằng cách:

  • Đeo khẩu trang khi cho bú
  • Rửa tay trước khi chạm vào em bé, nhất là dưới móng tay và khe ngón tay
  • Rửa tay trước khi dùng máy hút sữa hay chạm vào bình sữa
  • Cân nhắc việc nhờ ai đó cho em bé bú bình thay bạn

Biện pháp nào là tốt nhất để tránh nhiễm COVID-19?

Bạn có thể nghe điều này rất nhiều lần rồi, nhưng vẫn phải lưu ý lại thật chắc chắn rằng:

  • Rửa tay trong vòng 20 giây với xà phòng và nước sạch. Nếu không có xà phòng và nước, hãy rửa tay với dung dịch sát khuẩn chứa cồn (ít nhất 60% độ cồn). Tránh lau bằng các khăn của em bé
  • Đứng xa ít nhất 2 mét so với người khác
  • Tránh chạm vào mặt, nhất là miệng, mắt, mũi
  • Tránh các nơi tụ tập đông người. Càng tránh phơi nhiễm càng nhiều càng tốt
  • Chăm sóc bản thân tốt hơn. Ăn uống điều độ, nghỉ ngơi hợp lý. Tập các bài tập mà bác sĩ cho phép. Giữ sức khỏe là một bước chắc chắn trên con đường tránh khỏi bệnh tật.
Tổng kết

Những sự lo lắng luôn luôn đồng hành với bạn trong suốt quá trình mang thai, và điều quan trọng hơn cả là bạn phải giữ lập trường và quan điểm đúng đắn. Virus mới này thực sự nguy hiểm, cho dù bạn có mang thai hay không. 

Mặc dù cần thêm nhiều nghiên cứu về virus này, nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy phụ nữ mang thai mắc COVID-19 dường như không có sự khác biệt so với việc mắc các bệnh tương tự. Đồng thời, cũng chưa tìm thấy bằng chứng về việc em bé có thể bị lây nhiễm trong thời gian còn trong bụng mẹ hay khi sinh. Nhưng chúng ta không thể chủ quan, và cần nhiều hơn nữa nghiên cứu để chứng minh điều này.

Đây là thời điểm để chuẩn bị đối mặt với vấn đề chứ không phải sợ hãi. Từng bước cơ bản như rửa tay hay hạn chế tiếp xúc nơi đông người là từng bước giúp bạn bảo vệ chính mình và em bé, đồng thời bảo vệ cho cả xã hội.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bác sĩ khuyên người cao tuổi những việc nên làm để chống COVID-19

 

Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

Xem thêm