Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thứ trưởng Bộ Y tế: Tập trung thiết bị tốt nhất, nhân lực giỏi nhất để điều trị các ca bệnh COVID-19 nặng

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cần tập trung theo dõi các ca bệnh COVID-19 đang điều trị, đặc biệt là bệnh nhân bước sang tuần thứ 2, nhất là những trường hợp có biểu hiện viêm phổi, viêm phổi, suy hô hấp để kịp thời báo cáo và có hướng xử lý phù hợp.

Chiều ngày 24/3, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn- Thứ trưởng Bộ Y tế đã đến làm việc tại BV Bệnh Nhiệt đới TW, để nghe công tác điều trị đặc biệt là các bệnh nhân nặng đang điều trị tại đây.

Bác sĩ tuyến đầu chống dịch mắc COVID-19: Điều chúng tôi lo ngại và không mong muốn đã xảy ra

Báo cáo tại buổi làm việc, PGS.TS Phạm Ngọc Thạch –Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, hiện tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đang điều trị 46 trường hợp bệnh nhân, trong đó có 34 người Việt và 12 người nước ngoài.

PGS.TS Phạm Ngọc Thạch - Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương: Bác sĩ tuyến đầu chống dịch mắc COVID-19: Điều chúng tôi lo ngại và không mong muốn đã xảy ra

Tại Bệnh viện cũng đang theo dõi, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm đối với đối tượng nghi nhiễm là 348 trường hợp; Bên cạnh đó, mỗi ngày Bệnh viện sàng lọc hàng trăm bệnh nhân, khám cho nhiều bệnh nhân nghi ngờ có dấu hiệu sốt, ho, khó thở... Mỗi ngày Bệnh viện lấy mẫu xét nghiệm hàng trăm trường hợp nghi ngờ.

Cũng theo PGS.TS Phạm Ngọc Thạch, khác với những bệnh nhân mắc COVID-19 trong giai đoạn 1 điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chủ yếu là người trẻ tuổi thì ở đợt này, bệnh nhân mắc COVID-19 đông hơn, nhiều lứa tuổi, có cả bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh nền là tăng huyết áp, suy giảm miễn dịch, đái tháo đường...

Để đảm bảo an toàn điều trị, bệnh viện phân luồng, sàng lọc, cách ly người nhiễm, nghi nhiễm riêng, hướng dẫn nhân viên sử dụng thiết bị bảo hộ để đảm bảo an toàn công tác khám chữa bệnh. Tuy nhiên điều không mong muốn đã xảy ra là một bác sĩ của Khoa Cấp cứu thường xuyên làm việc trong môi trường phòng áp lực âm, tiếp xúc với nhiều bệnh nhân nặng, nhiều ngày nên đã mắc COVID-19.

Giám đốc Phạm Ngọc Thạch cũng thông tin, nhiều tuần này, nhiều y bác sĩ nhân viên của Bệnh viện đều ở lại Bệnh viện 24/24h để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người bệnh và cũng là tự cách ly để đê tránh nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng.

Trong số các bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, hiện Khoa Hồi sức tích cực tiếp nhận điều trị 3 bệnh nhân mắc COVID-19 nặng, đó là:

Bệnh nhân nữ 64 tuổi, hiện vẫn đang thở máy và duy trì can thiệp ECMO, hiện chỉ số sinh tồn của bệnh nhân ổn. Bệnh nhân được điều chỉnh giảm thở máy hơn tuy nhiên vẫn đang trong tình trạng nặng.

Đại diện lãnh đạo Khoa Hồi sức tích cực- nơi điều trị 3 bệnh nhân nặng báo cáo tình hình sức khỏe các bệnh nhân
Trường hợp thứ 2 là nam bệnh nhân người Anh, 69 tuổi, đã trải qua 9 ngày điều trị trong phòng hồi sức, bệnh nhân đang được giảm dần chế độ thở máy, dấu hiệu sinh tồn ổn định, tiếp tục duy trì điều trị

Một trường hợp khác là nam bệnh nhân nặng người Việt 50 tuổi phải chuyển vào phòng hồi sức từ ngày 22/3, tiên lượng vẫn theo dõi sát vì diễn biến bệnh tuần thứ 2 thường nặng. Hiện trạng dấu hiệu sinh tồn, huyết áp của bệnh nhân ổn định.

Hiện tại các bệnh nhân này đều đã kết thúc liệu trình lọc máu.

 Tập trung theo dõi các ca bệnh COVID-19 bước sang tuần thứ 2

Tại buổi làm việc, PGS. TS Lương Ngọc Khuê nêu rõ, do bệnh nhân nặng đều tập trung vào đây nên Cục Quản lý Khám chữa bệnh yêu cầu Bệnh viện rà soát lại toàn bộ công việc trong Bệnh viện,  đối với nhân viên y tế thì cần rà soát lại xem ai ở bộ phận nào có thể điều chuyển, sắp xếp, cách ly phù hợp để đảm bảo công tác khám chữa bệnh. Đồng thời Bệnh viện cũng cần rà soát lại nguồn trang thiết bị, để kịp thời có báo cáo Bộ Y tế để có giải pháp phù hợp.

“Trong trường hợp Bệnh viện cần chi viện, thì báo cáo Cục Quản lý Khám chữa bệnh để Cục xin ý kiến lãnh đạo Bộ Y tế bàn thảo, quyết định. Quan điểm của Cục Quản lý Khám chữa bệnh cũng như của Tiểu ban Điều trị là sẽ báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế dành mọi nguồn lực tốt nhất cho công tác chống dịch của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương”- PGS.TS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.

Sau khi lắng nghe báo cáo của Bệnh viện cũng như các ý kiến trao đổi tại buổi làm việc, PGS. TS Nguyễn Trường Sơn đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của toàn thể Bệnh viện trong công tác phòng chống dịch bệnh. Thứ trưởng cũng mong tập thể Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp tục động viên nhau, nỗ lức cố gắng hơn nữa trong thu dung, sàng lọc, phân luồng, cách ly

Về điều trị, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nêu rõ: "Đối với bệnh nhân COVID-19, chúng ta tập trung trang thiết bị tốt nhất, nhân lực giỏi nhất để điều trị các trường hợp bệnh. Bên cạnh đó, để hỗ trợ bệnh viện vững vàng tay chèo trong công cuộc chống dịch, Bộ Y tế đã thành lập tổ chuyên gia đầu ngành và thường xuyên tiến hành hội chẩn trực tuyến, đến làm việc trực tiếp để cùng trao đổi, chia sẻ chuyên môn, thống nhất giải pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn: Ưu tiên số 1 trong các phòng điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 là thông thoáng khí, không sử dụng điều hoà và khử khuẩn thường xuyên. Riêng phòng áp lực âm chỉ sử dụng cho những trường hợp bệnh nhân cần cách ly thực sự.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cũng đề nghị Bệnh viện tập trung theo dõi các ca bệnh COVID-19 đang điều trị, đặc biệt là bệnh nhân bước sang tuần thứ 2, nhất là những trường hợp có biểu hiện viêm phổi, viêm phổi, suy hô hấp để kịp thời báo cáo và có hướng xử lý phù hợp. Hàng ngày Bệnh viện báo cáo thường xuyên tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân về Bộ Y tế.

"Ưu tiên số 1 trong các phòng điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 là thông thoáng khí, không sử dụng điều hoà và khử khuẩn thường xuyên. Riêng phòng áp lực âm chỉ sử dụng cho những trường hợp bệnh nhân cần cách ly thực sự, còn bệnh nhân bình thường thì nên để phòng điều trị bình thường. Cần hạn chế tối đa sử dụng phòng áp lực âm"- Thứ trưởng quán triệt

Đối với công tác xét nghiệm, Bệnh viện cần báo cáo cụ thể số lượng test kit, khả năng đảm đương công tác xét nghiệm đến đâu, dự báo thời gian tới năng xét nghiệm như thế nào.

Thứ trưởng cũng lưu ý, hiện gần 100 bệnh nhân tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới- Bệnh viện Bạch Mai chuyển sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương điều trị, do đó Bệnh viện cần hết sức lưu ý điều trị tốt tương đương hoặc tốt hơn cho bệnh nhân.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn: Sau tai nạn nghề nghiệp của bác sĩ ở Khoa Cấp cứu, chúng ta cũng cần hoàn toàn thông cảm, chia sẻ với các y bác sĩ. Tuy nhiên, để khắc phục và tránh tình trạng này xảy ra tiếp, thì cần thực hiện đúng, tuân thủ đảm bảo về chống nhiễm khuẩn, công tác chăm sóc người bệnh.

Đồng ý với ý kiến của PGS.TS Lương Ngọc Khuê về vấn đề rà soát lại công tác, quy trình chống nhiễm khuẩn, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn yêu cầu: Bệnh viện cũng cần rà soát lại công tác nhiễm khuẩn bệnh viện, kiểm tra lại khu cách ly, kiểm tra lại việc sử dụng trang thiết bị, phương tiện phòng hộ khi khám chữa bệnh... Nơi nào làm chưa đúng cần phê bình, rút kinh nghiệm nghiêm túc, để tránh những hậu quả không mong muốn.

"Chúng ta phải nghiêm khắc hơn nữa để thầy thuốc không bị lây nhiễm, để chúng ta có đủ sức lực, có đủ niềm tin để chiến đấu với dịch bệnh và chiến thắng dịch bệnh. Bên cạnh đó, Bệnh viện cũng cần quan tâm, chăm lo đến đời sống tinh thần của cán bộ y bác  và cũng cần điều chuyển để tránh một nhóm bác sĩ và nhân viên y tế bị quá tải"- Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn chia sẻ

Về cách ly, theo Thứ trưởng , bệnh viện cần bố trí khu lưu trú cho nhân viên của bệnh viện ở tại Bệnh viện hoặc tại một cơ sở lưu trú gần Bệnh viện. Bên cạnh đó, Bệnh viện cần xây dựng kế hoạch về điều trị của riêng Bệnh viện, trong tình huống bệnh nhân tăng, để tránh bị động.

"Quan điểm điều trị là đối với những ca bệnh nặng sẽ điều trị tại tuyến trên trong đó có Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương còn những ca cách ly theo dõi nhẹ thì có thể chuyển về các bệnh viện khác"- Thứ trưởng nhấn mạnh.

Nhân dịp này, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cũng thay mặt lãnh đạo Bộ Y tế chuyển số tiền ủng hộ 5 tỷ đồng của một đơn vị cho Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cá nhân đồng chí Thứ trướng cũng đã dành tặng các món quà đến các bác sĩ của Khoa Cấp cứu và Khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện nhằm chia sẻ và động viên các thầy thuốc đang ngày đêm vất vả nơi tuyến đầu chống dịch COVID-19.

Thứ trưởng cũng đã đến thăm và động viên các nhân viên y tế mắc COVID-19 đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: COVID-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 25/03/2020
 
Thái Bình - Theo Sức khỏe Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

Xem thêm