Thông thường, nước sẽ tự thoát ra ngoài sau một khoảng thời gian, song việc đọng nước lâu trong tai có thể gây cảm giác ngứa, nhột trong tai, nghe kém và thậm chí nếu nước không thoát ra mà ứ đọng trong thời gian dài, nguy cơ nhiễm trùng có thể xảy ra. Rất nhiều người bơi lội gặp phải một tình trạng là viêm ống tai ngoài. Do vậy, bạn có thể thực hiện một số mẹo dưới đây để loại bỏ nước khỏi tai dễ hơn.
Bạn có thể thử bằng cách nghiêng đầu bên tai bị nước vào, sau đó kéo nhẹ phần dái tai xuống phía vai và day nhẹ. Chuyển động này có thể khiến nước chảy ra ngay lập tức nếu nước mới lọt vào tai. Có thể kèm theo lắc đầu nhẹ cho nước dễ chảy ra hơn.
Nằm nghiêng trên mặt phẳng trong vài phút, gối đầu lên một chiếc khăn thấm nước. Nước có thể sẽ từ từ thoát ra khỏi tai.
Phương pháp này tạo một lực hút chân không để hút nước ra. Nghiêng đầu sang một bên, đặt lòng bàn tay vào tai và khum lại trùm kín tai. Từ từ ấn lòng bàn tay lõm xuống rồi đột đột nhấc ra, tạo lực hút chân không kéo nước ra.
Hơi nóng từ máy sấy có thể thể thổi khô nước bên trong ống tai. Tuy nhiên, cần lưu ý là nên để máy sấy ở mức nhẹ nhất, đặt cách tai khoảng 30cm. Nghiêng đầu và kéo dái tai xuống để luồng không khí ấm lọt vào trong tai.
Rượu có thể giúp làm bay hơi nước trong tai. Nó cũng có thể loại bỏ sự phát triển của vi khuẩn, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Nếu nước bị kẹt trong tai do ráy tai tích tụ, giấm có thể hữu ích.
Dung dịch hydro peroxit có thể giúp làm sạch các mảnh vụn ráy tai – những thứ có thể làm nước đọng trong tai. Bạn có thể mua các loại thuốc hay các loại tăm bông có chứa hydrogen peroxide để sử dụng.
Dầu Oliu có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng trong tai, cũng như đẩy nước ra ngoài. Làm ấm một ít dầu oliu, sau đó sử dụng ống nhỏ nhỏ vào tai và nằm nghiêng khoảng 10 phút. Nước và dầu sẽ thoát ra ngoài.
Nghe hơi vô lý, nhưng cách này cũng có thể giúp loại bỏ nước khỏi tai. Nằm nghiêng, nhỏ vài giọt nước vào tai đang bị đọng nước, sau đó 5 giây lật úp lại và nước có thể sẽ chảy ra ngoài.
Một số loại thuốc không kê đơn có thể có chứa cồn, giúp giảm độ ẩm trong ống tai, tiêu diệt vi khuẩn và loại bỏ ráy tai.
Trong các trường hợp nước kẹt sâu trong phần tai giữa, liệu pháp thông mũi hoặc thuốc kháng histamine có thể hữu ích.
Nước có thể kẹt trong vòi eustachian (vòi nhĩ hay vòi tai), và động tác nhai kẹo cao su hay ngáp có thể làm giảm căng vòi nhĩ và làm thông vòi nhĩ.
Phương pháp này giúp mở các vòi nhĩ bị đóng. Hít thật sâu, sau đó ngậm chặt miệng và bịt chặt mũi. Thở mạnh qua đường mũi và bạn sẽ thấy vòi nhĩ mở lộp bộp ở tai.
Hơi nước ấm có thể giúp bốc hơi nước từ tai giữa thông qua vòi nhĩ. Hãy thử tắm vòi sen ấm hoặc xôi hơi với bát nước nóng. Nếu sử dụng bát nước nóng, hãy thử bằng cách: sử dụng một bát nước ấm, che mặt bằng khăn mềm mỏng và úp mặt vào gần bát và hít hơi nước trong vòng từ 5-10 phút. Sau khi hít, nghiêng đầu qua 1 bên để nước trong tai thoát ra.
Những việc không nên làm
Bạn không nên thử các biện pháp tác động sâu vào bên trong tai một cách mạnh mẽ như dùng ngón tay, tăm bông cứng để ngoáy tai. Điều này có thể làm tồi tệ hơn và thậm chí là tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Tổng kết
Để hạn chế và tránh tình trạng nước vào tai, bạn có thể sử dụng các biện pháp như dùng nút tai, mũ bơi khi đi bơi. Sau khi bơi xong, nên sử dụng khăn khô lau người và lau bên ngoài tai. Bạn cũng có thể sử dụng các mẹo ở trên để có thể nhanh làm khô tai và nên nhớ: không nên tác động mạnh vào bên trong tai vì có thể gây tổn thương các thành phần bên trong cũng như tạo cơ hội nhiễm trùng tai.
Tham khảo thêm thông tin tại: Sử dụng thuốc nhỏ tai đúng cách
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.