Môi khô hoặc nứt nẻ: Làn da khô là dấu hiệu rõ ràng của dị ứng. Trong trường hợp này, hãy chú ý đến mỹ phẩm mà bạn sử dụng cũng như các sản phẩm vệ sinh răng miệng, thực phẩm bạn ăn và thậm chí cả các loại thuốc men. Các vết nứt ở góc miệng cho thấy cơ thể thiếu vitamin B, A và E. Nếu kèm theo triệu chứng khô mắt, khô miệng và có vấn đề với tiêu hóa, bạn nên đi khám bác sĩ. Vì nó có thể là dấu hiệu cụ thể của loại bệnh tự miễn gọi là hội chứng Sjogren.
Rụng lông mày: Đây có thể là điều khá bình thường nếu lông mày chỉ rụng bình thường. Nhưng nếu bạn nhận thấy lông mày thưa đi nhiều, thậm chí biến mất hoàn toàn, kèm theo tóc rụng quá mức, hãy thăm khám bác sĩ ngay lập tức. Nó có thể liên quan đến việc tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc không hiệu quả.
Loạn dưỡng móng tay: Bất kỳ sự thay đổi nào về màu sắc hay cấu trúc của móng tay đều là tín hiệu đáng báo động. Móng tay mỏng và nhợt nhạt có thể là dấu hiệu thiếu máu và thiếu sắt trong cơ thể, trong khi móng tay vàng cảnh báo các rối loạn về gan, dạ dày hoặc nhiễm nấm. Móng tay trắng và có sọc cho thấy cơ thể thiếu kẽm, đồng và i-ốt. Ngoài ra, móng tay giòn là dấu hiệu tình trạng thiếu vitamin, canxi, sắt và beta-carotene trong cơ thể.
Môi nhợt nhạt với những đường viền sáng: Nếu đường viền môi màu đỏ của môi dưới bị sưng lên và thâm là dấu hiệu bạn nhạy cảm với tia cực tím. Những gì cần làm là giảm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và sử dụng kem chống nắng thường xuyên. Nếu điều này xảy ra với phần giữa môi, đó là dấu hiệu của chứng rối loạn thần kinh thực vật. Uống thuốc an thần cùng thuốc mỡ chống viêm sẽ giúp ích cho vấn đề này. Ngoài ra, nếu toàn bộ môi bị thâm và sưng to, đó là phản ứng dị ứng. Trong trường hợp này, bạn nên chú ý hơn đến mỹ phẩm và kem đánh răng bạn đang sử dụng.
Mặt đỏ: Nếu không phải là thay đổi nhiệt độ, massage hoặc uống rượu, có 3 lý do có thể gây ra vấn đề này. Đối với phụ nữ sau tuổi 40, đó là do mức hormone giảm vào thời kỳ tiền mãn kinh. Mặt đỏ cùng với chóng mặt đột ngột cũng chỉ ra bệnh viêm da do Demodex. Khi đó, bạn cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị sớm.
Gót chân khô: Da chân bị khô là do thiếu vitamin A và E. Nhiễm nấm cũng ảnh hưởng đến tình trạng chung của lớp biểu bì. Nếu điều đó không biến mất ngay cả khi bạn chăm sóc và bổ sung đủ vitamin, đây có thể là dấu hiệu của rối loạn nội tiết tố.
Tay và da khô: Da khô là triệu chứng phổ biến trong mùa lạnh, bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm, uống nhiều nước và bổ sung vitamin. Nhưng nếu các giải pháp trên không hữu ích, bạn nên đến bác sĩ da liễu vì nó có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường hoặc suy giáp. Nếu làn da không chỉ khô, thô ráp mà còn bong tróc, nứt nẻ, nó là một dạng viêm da xảy ra do cơ thể phản ứng khi tiếp xúc với hóa chất.
Chân biến dạng: Phụ nữ thường gặp biến dạng bàn chân hơn do việc đi giày cao gót lâu ngày. Khi đó, áp lực dồn lên bàn chân không đồng đều, đưa trọng lượng lớn nhất dồn lên khu vực vòm ngang. Khi khu vực này không thể chịu được tải trọng lớn như vậy, bàn chân cảm thấy khó chịu, đau đớn, lâu dần sẽ gây biến dạng.
Đốm trắng trên răng: Đây là dấu hiệu của bệnh nhiễm fluorosis do tiêu thụ một lượng lớn nước hoặc các sản phẩm chứa hợp chất flo. Có 5 mức độ nhiễm fluorosis: có vấn đề, rất nhẹ, nhẹ, trung bình và nặng. 3 mức độ đầu biểu hiện qua các mảng trắng trên răng. 2 mức độ sau có thể gây ra phân hủy mô răng và rụng răng.
Rụng tóc: Trung bình, một người rụng khoảng 100 sợi tóc mỗi ngày. Vì vậy, nếu bạn nhận thấy tóc rụng quá nhiều, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ vì nó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng da, rối loạn tuyến giáp hay rối loạn tự miễn dịch.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những cơ quan trong cơ thể không quan trọng như bạn nghĩ
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.