Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những cơ quan trong cơ thể không quan trọng như bạn nghĩ

Chắc chắn những cơ quan này sẽ giúp bạn sống và thực hiện các chức năng một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, cơ thể vẫn có thể thực hiện các hoạt động chức năng một cách bình thường nếu thiếu các cơ quan dưới đây.

Một bên phổi

Bạn cần ít nhất một bên phổi để thở, tuy nhiên, bên phổi còn lại có thể được cắt bỏ để điều trị ung thư phổi, viêm phổi hoặc các bệnh về phổi khác. Tất nhiên, việc hít thở sẽ trở nên khó khăn hơn nhưng bạn vẫn có thể thở được khi mất một bên phổi. Theo tạp chí Respiratory Care bệnh nhân sẽ mất khoảng 35% khối lượng không khí khi bạn thở ra mỗi giây nếu bạn mất đi một bên phổi.

Đại tràng (ruột già)

Đại tràng có thể được cắt bỏ nếu bạn bị ung thư đại trực tràng hoặc các bệnh về ruột ví dụ như bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng. Và trong khi cắt bỏ đại tràng, có thể bác sỹ sẽ cắt bỏ luôn cả trực tràng của bạn. Bác sỹ phẫu thuật có thể tạo ra một túi nhỏ làm từ các mô của ruột non, nối ruột non và hậu môn để bạn có thể đi đại tiện như bình thường hoặc vận chuyển các chất cặn bã từ ruột non đến một lỗ mở tại bụng và giúp tống những chất đó ra ngoài thông qua một túi ở bên ngoài cơ thể.  Sau cuộc phẫu thuật, bạn có thể sẽ đi đại tiện nhiều hơn bình thường và sẽ cần thay đổi chế độ ăn để tránh bị tiêu chảy.

Các cơ quan sinh sản

Mặc dù các cơ quan sinh sản đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống tình dục của bạn nhưng chúng lại không thực sự cần thiết cho sự sống. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phẫu thuật cắt bỏ tử cung không có bất cứ ảnh hưởng tiêu cực nào lên đời sống tình dục của phụ nữ. Tuy vậy, thay đổi hormone sau khi cắt bỏ buồng trứng có thể gây mất ham muốn tình dục. Với nam giới, việc cắt bỏ một bên tinh hoàn do ung thư tiền liệt tuyến có thể không ảnh hưởng quá nhiều đến đời sống tình dục. Bởi bên tinh hoàn còn lại vẫn có khả năng sản xuất ra testosterone và do vậy, nam giới vẫn có thể có ham muốn tình dục. Nhưng nếu cả 2 bên tinh hoàn đều bị cắt bỏ, ham muốn của nam giới sẽ suy giảm đáng kể và nam giới sẽ không còn khả năng sản xuất ra tinh trùng nữa.  Sau khi cắt bỏ tuyến tiền liệt, nam giới có thể sẽ bị rối loạn cương dương tạm thời và tiểu tiện không tự chủ.

Bàng quang

Những người bị ung thư bàng quang hoặc bị rối loạn thần kinh bàng quang (một căn bệnh hiếm gặp) sẽ cần phải phẫu thuật cắt bỏ bàng quang – và tuyến tiền liệt, hạch bạch huyết, buồng trứng và có thể là cả một phần âm đạo đi kèm. Bác sỹ sau đó sẽ sử dụng một đoạn ruột để chứa nước tiểu thay cho bàng quang. Vì bàng quang đã bị cắt mất nên bạn có thể sẽ không cảm nhận được khi nào nước tiểu đã đầy, nên bạn sẽ cần phải đặt báo thức mỗi 3-4 tiếng một lần để nhớ việc đi tiểu. Tuy  nhiên, về cơ bản, cuộc sống vẫn có thể diễn ra một cách bình thường. Rất nhiều người sau khi cắt bỏ bàng quang sẽ sử dụng những dấu hiệu khác để nhận biết đã đến lúc cần phải đi tiểu, ví dụ như bốc hỏa hoặc các triệu chứng khác.

Túi mật

Gan sẽ tạo ra dịch mật để tiêu hóa chất béo và dịch mật sẽ được dự trữ trong túi mật để phòng trường hợp bạn ăn một bữa ăn có quá nhiều chất béo. Nhưng bạn không cần quá phụ thuộc vào dịch mật dự trữ để tiêu hóa thức ăn. Đa số mọi người có một chế độ ăn đủ ổn định và không có sự khác biệt sau khi túi mật đã được cắt bỏ. Bạn không cần phải có thêm dịch mật vì cơ thể đã quen với chế độ ăn của bạn và biết cách làm thế nào để tiêu hóa thức ăn. Trong quá khứ, khi chế độ ăn của con người chưa ổn định, túi mật sẽ đóng vai trò quan trọng hơn so với ngày nay. Thông thường, sỏi mật là nguyên nhân phổ biến nhất khiến bạn phải cắt bỏ túi mật.

Dạ dày

Với những cuộc phẫu thuật giảm cân hoặc những tình trạng ung thư ạ dày nặng nhưng chưa di căn, bệnh nhân sẽ cần phải cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày. Thông thường, dạ dày là nơi giúp hấp thu các vitamin và nhào trộn thức ăn với axit dạ dày để giúp tiêu hóa thức ăn. Một khi dạ dày đã bị cắt bỏ, bác sỹ sẽ kết nối trực tiếp thực quản với ruột non. Sau phẫu thuật, bệnh nhân vẫn có thể ăn thức ăn rắn nhưng chỉ có thể ăn được một lượng nhỏ và nên tránh ăn một số loại thực phẩm nhất định. Khi ăn các loại thức ăn quá rắn mà chúng lại di chuyển quá nhanh xuống ruột non, bạn sẽ có cảm giác chóng mặt, hoa mắt, vã mồ hôi, chướng bụng, đầy bụng.

Lách

Chức năng chính của lách là lọc máu nhưng nếu lách bị tổn thương hoặc bị bệnh, ví dụ như rối loạn về máu, xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát thì có thể sẽ cần phải cắt bỏ lách.Vì lách đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch, bệnh nhân sẽ dễ bị ốm hơn nếu lách đã được cắt bỏ. Do vậy, bệnh nhân sẽ cần phải tiêm thêm một số loại vaccine để phòng một số bệnh nhiễm trùng sau khi cắt bỏ lách.

Một bên thận

Mặc dù thận là một cơ quan vô cùng quan trọng, nhưng mọi người vẫn hiến thận. Tại sao vậy? Hai quả thận là nhiều hơn những gì cơ thể cần. Bạn vẫn có thể đào thải hiệu quả các chất cặn bã ra khỏi cơ thể với chỉ 1 quả thận. Những người hiến thận hoặc bị cắt bỏ một bên thận có thể sẽ bị suy giảm chức năng thận những vẫn có thể tiếp tục sinh sống bình thường được.

Ruột thừa

Chức năng của ruột thừa cho đến nay vẫn chưa thực sự rõ ràng. Một số chuyên gia cho rằng ruột thừa không có chức năng gì cả, trong khi một vài nghiên cứu gần đây  gợi ý rằng ruột thừa có thể giúp các vi khuẩn có lợi “an toàn” với ruột. Tuy vậy, với một số người ruột thừa sẽ có hại nhiều hơn có lợi. Ruột thừa có thể gây tắc và bị viêm, do vậy, cần phải cắt bỏ. Kể cả nếu ruột thừa có vai trò miễn dịch, thì vẫn chưa có hậu quả sức khỏe nghiêm trọng nào đi kèm với việc cắt bỏ ruột thừa.

Tham khảo thêm thông tin trong bài viết: Phẫu thuật ung thư vú: cắt toàn bộ hay cắt bán phần?

Ths.Lưu Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Reader's Digest
Bình luận
Tin mới
  • 06/07/2025

    Giải pháp làm mát phòng hiệu quả trong mùa hè

    Mùa hè với nền nhiệt cao kéo dài và độ ẩm tăng mạnh không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giấc ngủ. Cảm giác oi bức khiến việc chìm vào giấc ngủ trở nên khó khăn và thường xuyên bị gián đoạn trong đêm.

  • 05/07/2025

    Uống bao nhiêu cà phê là quá nhiều?

    Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?

  • 05/07/2025

    Những câu hỏi thường gặp về nước kiềm

    Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.

  • 05/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 04/07/2025

    Bổ sung creatine đúng cách để cải thiện sức khỏe

    Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.

  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

Xem thêm