Biến thể delta hiện là nguyên nhân gây ra hơn 58% ca nhiễm coronavirus mới ở Hoa Kỳ và đã có sự gia tăng số ca nhập viện. Trong số những người nhập viện, phần lớn là chưa được tiêm chủng hoặc đã được tiêm chủng một lần. Mặc dù vaccine cung cấp các phạm vi bảo vệ khác nhau, các chuyên gia cho rằng việc tiêm chủng đầy đủ là rất quan trọng.
Giống như các biến thể trước đó, biến thể delta đã lan rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm, đáng chú ý nhất là Vương quốc Anh, nơi có đến khoảng 99% các trường hợp mới. Hoa Kỳ lần đầu tiên thông báo rằng họ đã chẩn đoán một trường hợp với biến thể delta vào tháng 3 năm nay. Hiện đây là biến thể thống trị trên toàn quốc, chiếm hơn một nửa tổng số ca nhiễm mới trong cả nước. Tại Mỹ, các ca nhiễm đã được xác nhận với biến thể delta cũng đã tăng gấp đôi kể từ tháng 6. Trung bình là hơn 24.000 một ngày, theo dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC). Ngoài ra, các khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp có nhiều khả năng xảy ra tình trạng nhiễm COVID gia tăng.
Hiệu quả của vaccine COVID-19 so với biến thể delta
Cả ba loại vaccine đều được chứng minh là có hiệu quả ở các mức độ khác nhau đối với biến thể ban đầu của coronavirus, SARS-CoV-2, gây ra COVID-19. Tuy nhiên, kể từ khi biến thể delta xuất hiện, các nhà khoa học đã cố gắng xác định xem liệu những loại vắc xin này có hiệu quả chống lại nó hay không.
Do nghiên cứu còn hạn chế cho đến nay, việc cố gắng xác định hiệu quả của từng loại vaccine chống lại biến thể delta vẫn còn là một thách thức. Tuy nhiên, đã có những kết quả đầy hứa hẹn từ nhiều nghiên cứu. Theo một phân tích được thực hiện bởi Public Health England, hai liều vaccine Pfizer-BioNTech dường như có hiệu quả khoảng 88% đối với bệnh có triệu chứng và 96% hiệu quả đối với việc nhập viện với biến thể delta. Nghiên cứu tương tự cho thấy rằng vaccine này có hiệu quả khoảng 80% trong việc ngăn ngừa nhiễm bệnh từ biến thể delta.
Một báo cáo khác được công bố trên tạp chí Nature đã phản ánh những phát hiện rằng một mũi vaccine hai liều đơn như Pfizer-BioNTech hoặc AstraZeneca hầu như không cung cấp bất kỳ sự bảo vệ nào. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng báo cáo rằng những người đã tiêm hai liều vaccine có khả năng bảo vệ chống lại sự lây nhiễm với biến thể delta nhiều hơn đáng kể, với các nhà nghiên cứu ước tính mức độ hiệu quả là 95%. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng biến thể delta ít nhạy cảm hơn với “huyết thanh từ những cá nhân có miễn dịch tự nhiên”, có nghĩa là những người đã bị nhiễm COVID-19 trước đó có thể không được bảo vệ để chống lại sự tái nhiễm với biến thể delta.
Có nhiều nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy vaccine Moderna COVID-19 hoạt động chống lại biến thể delta. Và tương tự như vaccine Pfizer-BioNTech, Moderna cũng đang thử nghiệm liệu liều thứ ba có mang lại lợi ích hay không. Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về vacicne Moderna cho thấy vaccine này có khả năng bảo vệ chống lại biến thể delta và các biến thể khác được thử nghiệm, mặc dù nó bị giảm nhiều hơn so với biến thể alpha. Nhưng phát hiện thú vị nhất là vaccine này hiệu quả hơn nhiều trong việc tạo ra kháng thể chống lại delta so với kháng beta. Khi chúng ta tìm cách đánh bại đại dịch, điều bắt buộc là chúng ta phải chủ động khi virus phát triển.
Có rất ít dữ liệu cho thấy mức độ hiệu quả của vaccine COVID-19 tiêm một lần của Johnson & Johnson (J&J) trong việc bảo vệ chống lại biến thể delta. Công ty cũng được cho là đang nghiên cứu xem liệu mũi tiêm thứ hai có tăng cường miễn dịch chống lại các biến thể hay không. Một thử nghiệm lâm sàng gần đây cho thấy vaccine này có hiệu quả 85% đối với bệnh nặng và chứng minh khả năng bảo vệ “bền bỉ, mạnh mẽ” chống lại việc nhập viện và tử vong. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng vaccine J&J đã thúc đẩy "hoạt động của kháng thể vô hiệu hóa", ngăn virus lây nhiễm sang các tế bào khỏe mạnh, chống lại biến thể delta ở mức độ cao hơn so với biến thể beta.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết dữ liệu cho đến nay ủng hộ tuyên bố rằng vaccine Pfizer-BioNTech và AstraZeneca có tác dụng ngăn ngừa COVID-19 nghiêm trọng do biến thể delta gây ra. Việc nhận đầy đủ hai liều vaccine mRNA COVID-19, chẳng hạn như vaccine Pfizer-BioNTech hoặc Moderna, cũng cho thấy hiệu quả hơn nhiều đối với biến thể delta.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Vaccine AstraZeneca đạt hiệu quả 92% trong việc giảm tỉ lệ nhập viện do biến thể virus Delta
Bệnh ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, bệnh có thể gây tử vong.
Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...
Một số nghiên cứu cho thấy diệp lục có thể giúp chữa lành da, bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, giảm cân cùng nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, diệp lúc có thật sự “thần thánh” như các quảng cáo vẫn đưa tin hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.
Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.
Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!
Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.