Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thay vắc xin bại liệt mới từ tháng 6: Trẻ có an toàn hơn?

Từ tháng 6, Việt Nam chuyển sang sử dụng vắc xin bại liệt uống 2 tuýp (loại bỏ tuýp 2 - bOPV) thay vì loại vắc xin bại liệt uống 3 tuýp (tOPV) như trước dây.

Giải thích về nguyên nhân của sự thay đổi này, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho hay, từ tháng 9/2015, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố thanh toán virus bại liệt hoang dại tuýp 2 trên toàn cầu, vì vậy thành phần tuýp 2 trong vắc xin không còn cần thiết. Hơn nữa, việc loại bỏ bại liệt tuýp 2 cũng nhằm giảm thiểu nguy cơ gây liệt - dù rất thấp - của thành phần này.

Bệnh bại liệt là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus bại liệt gây ra, lây truyền theo đường tiêu hóa. Khi nhiễm vào cơ thể, virus tấn công hệ thần kinh trung ương, làm yếu các cơ, phần mềm cấp tính và gây ra chứng bại liệt. Trẻ em dưới 5 tuổi thường dễ mắc căn bệnh này.

Không chỉ nước ta, tính đến tháng 5/2016, đã có 155 quốc gia có sự thay đổi này, nhằm hướng tới mục tiêu thanh toán bệnh bại liệt trên toàn cầu.

Từ tháng 6, vắc xin bại liệt dạng uống được thay thế.

Vắc xin mới tốt hay hại hơn?

Nhờ việc triển khai vắc xin bại liệt trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, trong đó trên 95% trẻ em được uống vắc xin bại liệt 3 tuýp (tOPV), Việt Nam đã được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận thanh toán bệnh bại liệt trên toàn quốc vào năm 2000, và tiếp tục được duy trì cho đến nay.

Với sự thay đổi trong thành phần vắc xin bại liệt, từ 3 tuýp chỉ còn 2 tuýp, nhiều phụ huynh e ngại trẻ sẽ không còn được bảo vệ trước virus bại liệt tuýp 2, tăng nguy cơ bệnh bại liệt do virus tuýp 2.

Về điều này, ông Phu cho biết, khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy, nếu tiếp tục sử dụng vắc xin tOPV sau ngày 1/5, nguy cơ virus tuýp 2 của vắc xin gây bại liệt còn cao hơn nhiều so với nguy cơ khi ngừng sử dụng. Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã thiết lập kho dự trữ toàn cầu vắc xin OPV tuýp 2 để sẵn sàng hỗ trợ các nước trong trường hợp xảy ra dịch.

Trong nhiều năm qua, tỷ lệ tiêm chủng thường xuyên của Việt Nam đều đạt cao, miễn dịch cộng đồng cao. Trong tháng 3-4 năm nay, kế hoạch uống bổ sung vắc xin tOPV tại 19 tỉnh, thành phố có nguy cơ cao đã được triển khai. Vì vậy nguy cơ Việt Nam xảy ra bệnh dịch bại liệt là thấp.

Theo Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, từ tháng 6, Việt Nam sẽ triển khai vắc xin bại liệt uống 2 tuýp theo đúng lộ trình của Tổ chức Y tế Thế giới, và từ năm 2018 sẽ triển khai vắc xin bại liệt bất hoạt tiêm (IPV). Theo đó, trường hợp trẻ đã uống 1, 2 hoặc 3 liều vắc xin bOPV trước đó sẽ được tiêm 1 mũi vắc xin IPV khi trẻ 5 tháng tuổi. 

Lịch uống vắc xin bại liệt

Theo ông Phu, lịch uống vắc xin bại liệt 2 tuýp (bOPV) tương tự như đối với vắc xin bại liệt cũ trong tiêm chủng mở rộng. Cụ thể, mỗi trẻ sẽ được uống 3 lần vắc xin bOPV lúc 2, 3, 4 tháng tuổi cùng với tiêm vắc xin Quinvaxem.

Cũng như các thuốc khác, trẻ dùng vắc xin bOPV có thể gặp một số tác dụng không mong muốn tương tự vắc xin tOPV, như sốt nhẹ, người mệt mỏi, tiêu chảy, trong trường hợp vô cùng hiếm gặp có thể gây liệt nhẹ.

Vắc xin bOPV chống chỉ định với những người bị quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của vắc xin, hay với những người trước đây đã từng bị phản ứng nghiêm trọng sau khi sử dụng vắc xin bại liệt uống…

Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em. Trên cơ sở đó, các y, bác sĩ sẽ trực tiếp khám sàng lọc nhằm phát hiện các trường hợp chống chỉ định, hoặc tạm hoãn tiêm chủng vắc xin nói chung và bOPV nói riêng theo quy định.

Hà Quyên - Theo Zing
Bình luận
Tin mới
  • 22/05/2025

    6 loại thực phẩm giúp răng trắng đẹp

    Một số thực phẩm có khả năng làm răng trắng hơn nhờ tác động cơ học giúp loại bỏ mảng bám, kích thích tiết nước bọt làm sạch khoang miệng, hoặc chứa các hợp chất tự nhiên có thể giúp làm sáng răng nhẹ nhàng.

  • 22/05/2025

    Thêm bằng chứng cho thấy vaccine HPV giúp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung

    HPV là virus lây truyền qua đường tình dục, có thể ảnh hưởng đến cả nam và nữ, liên quan đến nguy cơ cao mắc nhiều dạng ung thư khác nhau.

  • 21/05/2025

    Chế độ dinh dưỡng tham khảo cho người hẹp van động mạch chủ

    Chế độ ăn đóng vai trò hỗ trợ trong việc quản lý và hỗ trợ điều trị hẹp van động mạch chủ. Một chế độ ăn lành mạnh có thể giúp giảm các triệu chứng, kiểm soát các yếu tố nguy cơ và cải thiện chất lượng cuộc sống.

  • 21/05/2025

    Hướng dẫn giảm căng thẳng trong mùa thi

    Các bài kiểm tra và kỳ thi là một phần quan trọng trong quá trình học tập, nhưng đồng thời cũng có thể mang lại nhiều áp lực cho học sinh và cả những người chăm sóc các em. Việc tìm cách giảm căng thẳng và hỗ trợ học sinh trong giai đoạn này là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe tinh thần và kết quả học tập tốt nhất.

  • 20/05/2025

    Cải thiện thói quen ăn sáng để khởi đầu ngày mới tốt hơn

    Bữa sáng là bữa ăn giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bắt đầu ngày mới. Khắc phục những sai lầm phổ biến sau giúp bạn duy trì thói quen ăn sáng khoa học và lành mạnh.

  • 20/05/2025

    6 mẹo chữa nghẹt mũi tại nhà hiệu quả nhất

    Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.

  • 19/05/2025

    Chế độ ăn cho người mắc lỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn)

    Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

  • 19/05/2025

    10 loại thực phẩm giúp học sinh đạt kết quả tốt trong mùa thi

    Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.

Xem thêm
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng
Phần mềm đánh giá tình trạng dinh dưỡng