Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phẫu thuật tái tạo ngực - bước quan trọng sau điều trị ung thư vú

Bệnh nhân điều trị ung thư vú có thể sẽ cần trải qua phẫu thuật cắt bỏ vú. Phẫu thuật tái tạo có thể giúp khôi phục lại hình dáng ban đầu của bộ ngực.

Phẫu thuật tái tạo ngực - bước quan trọng sau điều trị ung thư vú

Đây là bước sau cùng trong quá trình điều trị ung thư vú. Dưới đây là những chia sẻ về quá trình phẫu thuật này của Felicia Tan - bác sĩ chuyên phẫu thuật ngực tại Bệnh viện Mount Elizabeth, Singapore.

Phẫu thuật tái tạo vú là gì?

Sau khi cắt bỏ ngực để điều trị ung thư, phẫu thuật tạo hình tái tạo có thể được thực hiện để khôi phục lại sự đối xứng bằng cách tạo ra khuôn vú. Phẫu thuật có thể thực hiện bằng cách đặt mô vú nhân tạo hoặc ghép mỡ tự thân (lấy từ các bộ phận khác của cơ thể ví dụ như bụng, lưng hoặc đùi). Quy trình này chính là phẫu thuật tái tạo vú.

Các bệnh nhân từng trải qua phẫu thuật ung thư vú loại bỏ một lượng đáng kể các mô vú dẫn đến sự biến dạng ít hay nhiều trong hình dạng của bộ phận này đều có thể phẫu thuật tái tạo để tìm lại hình dáng thẩm mỹ ban đầu.

Phẫu thuật bảo toàn vú là một hình thức phẫu thuật để tái tạo lại vú sau khi đã cắt bỏ một phần vú (lumpectomy). Kỹ thuật này cho phép loại bỏ được phần ung thư và chỉnh lại hình dáng vú trong cùng một lần phẫu thuật, áp dụng các kỹ thuật phẫu thuật thẩm mỹ. Trong một số trường hợp, phẫu thuật này cũng giúp chỉnh sửa vú còn lại khác để đạt được sự đối xứng.

Phau thuat tai tao nguc - buoc quan trong sau dieu tri ung thu vu hinh anh 1
Phẫu thuật tái tạo vú là bước quan trọng sau quá trình điều trị ung thư.

2 kỹ thuật chính để tái tạo vú

Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật tái tạo vú khác nhau, phụ thuộc vào lượng mô vú bị loại bỏ; lượng, hình dạng và kích thước của vú còn lại; sở thích cá nhân. Việc tái tạo vú có thể được thực hiện ngay sau khi phẫu thuật ung thư vú (trong cùng một lần phẫu thuật) hoặc trì hoãn thành phẫu thuật giai đoạn 2 (vài năm sau đó).

Có 2 kỹ thuật chính để tái tạo vú là đặt mô vú nhân tạo (đặt mô vú giả làm từ nước muối, silicone gel, hoặc kết hợp cả 2); ghép mỡ tự thân/sử dụng vạt cơ: sử dụng mô được cấy ghép từ phần khác của cơ thể (như bụng, đùi hoặc lưng) để tạo ra vú mới. Đôi khi, cả 2 kỹ thuật này được sử dụng kết hợp.

Người bệnh cũng có thể xem xét có nên tái tạo núm vú hay không. Trong một số trường hợp, có thể phẫu thuật cắt bỏ vú bảo toàn núm vú. Khi ấy, núm vú và làn da xung quanh sẽ không bị ảnh hưởng. Quyết định về lựa chọn tốt nhất cho người bệnh sẽ được bác sĩ phẫu thuật vú và bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ làm rõ khi thảo luận chi tiết, để người bệnh đưa ra quyết định chuẩn xác nhất.

Thời gian phẫu thuật, hồi phục

Thời gian lý tưởng nhất để phẫu thuật là ngay sau khi phẫu thuật ung thư. Bác sĩ phẫu thuật có thể bảo toàn được phần lớn vùng da của vú và trong một số trường hợp thậm chí là núm vú. Người bệnh cũng sẽ tránh phải phẫu thuật thêm một lần nữa, giúp rút ngắn thời gian phục hồi.

Tuy nhiên, tái tạo tức thì sẽ không được thực hiện nếu sau phẫu thuật ung thư người bệnh vẫn cần điều trị hóa trị liệu hoặc xạ trị. Những người bệnh có phần ung thư lớn hơn 5 cm và lan ra các hạch bạch huyết sẽ cần xạ trị sau phẫu thuật. Các phương pháp điều trị như xạ trị được thực hiện sau phẫu thuật có thể làm cho phần vú tái tạo xẹp đi và thay đổi màu sắc, kết cấu cũng như hình dáng.

Phẫu thuật tái tạo vú là phẫu thuật lớn. Người bệnh sẽ cảm thấy đau và mệt mỏi trong vài ngày đầu sau phẫu thuật. Hầu hết bệnh nhân đều phải nằm viện trong khoảng 1-2 tuần, tránh hoạt động mạnh, thể thao trong vòng 6-8 tuần và có thể quay lại sinh hoạt bình thường sau 2-3 tháng. Xạ trị có thể tạo ra những thay đổi không mong muốn tới vú tái tạo. Trong những trường hợp này, bác sĩ phẫu thuật sẽ khuyên người bệnh đợi cho đến khi kết thúc các điều trị này rồi mới bắt đầu thực hiện phẫu thuật tái tạo vú. 

Sẽ mất khoảng 8 tuần để vết thâm tím và sưng phù bớt dần. Cố gắng kiên nhẫn đến khi thấy kết quả cuối cùng. Người bệnh lúc đầu sẽ thấy vú cấy ghép không có cảm giác gì nhưng sau vài năm sẽ thấy vú có cảm giác thật hơn. Có thể mất từ từ 1 đến 2 năm để các mô lành lại và vết sẹo mờ dần, nhưng những vết sẹo sẽ không biến mất hoàn toàn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Mô vú dày và nguy cơ ung thư vú

Giang Hoàng Nhơn - Theo Zing
Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm