Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cần nhớ để bảo toàn mạng sống khi cháy nhà

Chỉ trong vòng hai phút, một ngọn lửa có thể đe dọa đến tính mạng và chỉ trong năm phút, một ngôi nhà có thể bị chìm trong lửa. Vì vây, nắm vững những nguyên tắc để bảo toàn mạng sống khi cháy nhà là điều rất quan trọng.

1. Chỉ 2 phút, ngọn lửa có thể đe dọa tính mạng

Thời gian vừa qua, các vụ cháy liên tiếp xảy ra, gây tổn thất nhiều tính mạng và tài sản. Gần đây nhất, vụ cháy nhà số 331 phố Tôn Đức Thắng, Hà Nội trong đêm 4/4 khiến 4 người trong một gia đình tử vong, trong đó có một phụ nữ mang thai, một em bé gái 10 tuổi gây đau xót lớn trong xã hội.

Ready Campaign (một chiến dịch được phát động từ tháng 2/2003 của Mỹ nhằm tuyên truyền và trang bị cho người dân Mỹ chuẩn bị và ứng phó, giảm nhẹ thiệt hại trong các tình huống khẩn cấp, bao gồm cả thảm họa do thiên nhiên và con người) đã đưa ra những khuyến cáo về các xử lý khi xảy ra hỏa hoạn tại gia đình.

Một ngọn lửa nhỏ có thể bùng phát hành một đám cháy lớn chỉ trong thời gian ngắn ngủi (Ảnh minh họa)

Theo Ready Campaign, chỉ trong vòng hai phút, một ngọn lửa có thể đe dọa đến tính mạng và chỉ trong năm phút, một ngôi nhà có thể bị chìm trong lửa. Chưa đầy 30 giây, một ngọn lửa nhỏ có thể bùng phát hành một đám cháy lớn và thời gian chỉ tính bằng phút để khói đen dày đặc lấp đầy một ngôi nhà hay nhấn chìm ngôi nhà đó trong lửa.

Sức nóng nguy hiểm hơn các đám lửa. Nhiệt độ phòng trong một đám cháy có thể lên đến 100 độ C ở mặt sàn và có thể tăng lên tới 600 độ C ở độ cao ngang tầm mắt. Hít phải luồng không khí cực nóng như này sẽ bỏng phổi và tan chảy quần áo trên da bạn.

Đám cháy bắt đầu bằng ánh sáng nhưng sẽ nhanh chóng sản sinh ra khói đen và khiến mọi thứ hoàn toàn chìm vào bóng tối. Khói và khí độc có thể gây chết người nhiều hơn là những ngọn lửa. Các đám cháy sản sinh ra khí độc khiến bạn mất phương hướng và buồn ngủ. Ngạt thở là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong do hỏa hoạn, cao hơn nguyên nhân tử vong do bị bỏng, với tỷ lệ 3:1.

2. Kiểm tra nhiệt độ trước khi mở cửa; thấm nước vào khăn, mền; bò sát mặt đất

Thật bình tĩnh suy xét, hô hoán báo động cho tất cả các thành viên trong gia đình biết để mau chóng di chuyển ra ngoài, ra nơi an toàn qua cửa chính hoặc cửa phụ.

Nếu đám cháy chưa phát triển lớn, tiến hành ngắt nguồn điện; sử dụng phương tiện chữa cháy tại chỗ để chữa cháy ngay từ ban đầu (như bình chữa cháy xách tay, họng nước chữa cháy vách tường, chăn chiên…). Đồng thời gọi ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC theo số điện thoại 114.

Khi ngửi thấy mùi khói thì phải bò ra phía cửa, không nên chạy ngay khi bạn vẫn chịu đựng được khói. Vì sao? Vì bạn phải giữ gìn đôi mắt, lá phổi lâu chừng nào tốt chừng ấy. Tuy nhiên, trước khi mở cửa, bạn hãy đặt mu bàn tay lên cánh cửa, nếu thấy ấm - nóng, đừng mở vì rất có khả năng mặt kia của cánh cửa đang cháy. Thay vì dùng lòng bàn tay, bạn hãy dùng mu bàn tay để thử. Đó là vì lòng bàn tay bị bỏng sẽ gây khó khăn trong việc thoát thân hoặc khi bạn bò hay xuống thang cứu hỏa. Và khi mở cửa, bạn phải tránh sang một bên để đề phòng lửa tạt.

Nếu xảy ra cháy ở chung cư, các tòa nhà cao tầng, khi chạy ra ngoài, bạn hãy men theo bờ tường để giữ được phương hướng trong hoảng loạn lửa và khói. Nếu bạn đi giữa hành lang, dòng người náo loạn sẽ xô ngã bạn - khi đến lối thoát và bước xuống cần nhớ là đi xuống chứ không phải bò xuống, tay vịn vào lang can, đừng xem nhẹ điều này vì dòng người sẽ đẩy ngã bạn và rất có thể bạn sẽ không gượng dậy được.

Đám cháy bắt đầu bằng ánh sáng nhưng sẽ nhanh chóng sản sinh ra khói đen và khiến mọi thứ hoàn toàn chìm vào bóng tối.(Ảnh: Zing.vn)

Nếu hỏa hoạn xảy ra ở nhà, hộ gia đình, trường hợp lối cửa chính đã bị lửa, khói bao trùm hãy nhanh chóng tìm và mở lối thoát khác: qua ban công, cửa sổ sang nhà bên cạnh hoặc thoát xuống mặt đất bằng thang, thang dây… hoặc trổ lối thoát lên mái nếu là mái nhà kết cấu bằng các loại tấm lợp…; tuyệt đối không núp trong phòng, dưới gầm giường, nhà vệ sinh…Trường hợp không còn lối thoát nào khác hãy dùng chăn thấm ướt, trùm kín người, cố gắng thoát qua đám cháy một cách nhanh nhất có thể.

Trường hợp lối và đường thoát nạn bị nhiễm khói, lửa mà không thể thoát ra ngoài theo lối cầu thang bộ ra cửa chính, nhanh chóng sử dụng khăn vải, băng dính chèn và gián vào khe cửa để khói, khí độc không lan được vào phòng đang ở, đi chuyển ra ban công, gọi to, ra hiệu, sử dụng những vật dụng để báo động cho những người chung quanh được biết.

Trong quá trình thoát hiểm ở vùng có nhiều khói, hãy dùng khăn, vải thấm nước che kín miệng, mũi và cúi thật thấp người để tránh nguy cơ bị ngạt khói, men theo tường và di chuyển đến lối thoát nạn an toàn.

3. Khi lửa táp vào người, hãy lăn tròn

Khi lửa táp vào người, không được bỏ chạy bởi càng chạy lửa sẽ càng cháy mạnh. Hãy dùng vải, khăn, quần áo, mousse xốp, giấy thấm nước ốp mạnh quanh người lửa sẽ tắt. Hoặc bạn phải nằm xuống và lăn người qua lại hoặc lăn tròn để làm tắt ngọn lửa.

Tuyệt đối không chạy vào nhà vệ sinh để trốn tránh vì rất dễ bị ngạt khói và lửa thiêu khi đám cháy lan ra toàn bộ căn hộ. Trong một số tình huống cấp thiết để ngăn đám cháy lan từ tầng dưới lên tầng trên mọi người có thể xả nước từ nhà tắm để nước tràn ra sàn nhà và chảy xuống các tầng dưới, khi đó có thể ngăn đám cháy lan lên các tầng trên. Lưu ý, khi xả nước trong căn hộ phải cắt cầu giao tổng để tránh bị điện giật do nước tràn làm chập các thiết bị điện.

Hãy gọi ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC theo số điện thoại 114 khi xảy ra hỏa hoạn (Ảnh minh họa)

Nếu đã thoát ra khỏi đám cháy được, bạn nên tìm đến một nơi an toàn gần nhà để đợi. Nếu còn có những người khác vẫn đang mắc kẹt trong đám cháy, hãy đợi đội lính cứu hỏa tới. Điều bạn cần làm bây giờ là nói với họ về những người bị mắc kẹt và họ sẽ giúp bạn tìm người thân trong nhà. Tốt nhất là bạn không nên quay lại nhà bị cháy, bởi bạn sẽ vô tình khiến cho công việc của những cứu người của lính cứu hỏa bị chậm lại, đồng thời tự đặt bản thân vào tình huống nguy hiểm.

Trong nhà, nên đặt sẵn búa hoặc bình chữa cháy (loại mini). Đây là những vật dụng cần thiết song nhiều gia đình chủ quan không tự trang bị. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế cửa chốt bên trong bởi khi xảy ra sự cố, người gặp nạn trong nhà ít khi có thể chạy đến mở khóa, gây khó khăn trong quá trình thoát hiểm.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sơ cứu cho người bị bất tỉnh.

Theo alobacsi.com
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm