Làm gì để bảo vệ mình khi thủy đậu vào mùa?
Đây là một bệnh rất dễ lây truyền, có thể dẫn đến những biến chứng khó lường và hậu quả nghiêm trọng mà bất kỳ ai cũng không nên xem thường.
Thủy đậu (hay còn gọi là trái rạ) là một bệnh cấp tính do vi rút Varicella Zoster gây ra. Vào giai đoạn cuối Đông đầu Xuân, thời tiết nồm, ẩm ướt chính là điều kiện thuận lợi cho vi rút này sinh sôi nảy nở, dễ bùng phát thành dịch bệnh, đặc biệt là tại các đô thị đông dân như TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Hằng năm, vào thời điểm này, có hàng ngàn ca bệnh thủy đậu được ghi nhận trên khắp cả nước. Theo các chuyên gia, con số này trên thực tế còn cao hơn nhiều nếu tính cả những người mắc bệnh nhưng tự điều trị tại nhà mà không tìm đến các cơ sở y tế.
Biến chứng khó lường
Thủy đậu là bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, kể cả trẻ sơ sinh. Trong đó, theo thống kê của Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 7 tuổi là đối tượng dễ bị mắc bệnh nhất (90%) do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh thủy đậu lây lan trực tiếp qua đường hô hấp.
Khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi, dịch hầu họng và nước bọt chứa vi rút bắn ra chung quanh, người lành hít phải sẽ bị lây bệnh. Bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua đồ dùng có dính chất tiết dịch hầu họng hay dịch từ các bóng nước của bệnh nhân. Điều nguy hiểm là khoảng thời gian trước và sau khi xuất hiện các mụn nước, người bệnh vẫn có khả năng lây bệnh cho người khác.
Ở thể nhẹ, thủy đậu gây mụn nước ở khắp đầu mặt, tay chân và cơ thể. Với những người khỏe mạnh thì bệnh thủy đậu thường diễn tiến lành tính. Tuy nhiên, bệnh này cũng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khó lường. Đó là khi các mụn nước bị bội nhiễm, xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não và để lại di chứng. Thậm chí, một số trường hợp có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Đối với phụ nữ đang mang thai, mắc bệnh thủy đậu có thể dẫn đến sảy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi (dị dạng ở sọ, đa dị tật ở tim, mắc chứng đầu nhỏ…), đặc biệt là khi thai kỳ trong khoảng 13 - 20 tuần. Trẻ sơ sinh mắc thủy đậu lây truyền từ mẹ diễn biến cũng rất nghiêm trọng với tỷ lệ tử vong lên đến 30%.
Tiêm vắc-xin - biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất
Mặc dù thủy đậu là một bệnh nguy hiểm, có khả năng lây lan nhanh chóng trong cộng đồng với những biến chứng khó lường nhưng bất kỳ ai cũng có thể chủ động phòng bệnh bằng nhiều cách đơn giản như hạn chế tiếp xúc với người bệnh, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, bổ sung thêm Vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể… Tuy nhiên, những biện pháp này vẫn chưa phải là cách phòng bệnh hiệu quả nhất.
Phó Giáo sư - Tiến sĩ - Bác sĩ Cao Hữu Nghĩa (Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh) cho biết: “Đối với thủy đậu, tiêm vắc-xin là cách phòng bệnh đơn giản và hiệu quả nhất. 90% những người đã chủng ngừa sẽ tránh hoàn toàn được căn bệnh này. 10% còn lại có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu (dưới 50 nốt), và thường là không bị biến chứng”.
Đối với trẻ từ 1 đến 12 tuổi, chỉ cần một liều vắc-xin là đủ giúp trẻ ngăn ngừa bệnh thủy đậu.
Từ 13 tuổi trở lên, mỗi người cần được tiêm 2 liều cách nhau ít nhất 6 tuần để cho hiệu quả phòng bệnh tốt nhất. Riêng phụ nữ trong thời kỳ mang thai không được tiêm vắc-xin này. Theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ - Bác sĩ Cao Hữu Nghĩa, khi có kế hoạch sinh con, phụ nữ nên tiêm vắc-xin ngừa thủy đậu trước khi mang thai 3 tháng để phòng bệnh hiệu quả và tránh lây truyền từ mẹ sang con.
Hiện nay, việc tiêm vắc-xin ngừa thủy đậu diễn ra rất nhanh chóng và thuận tiện tại hầu hết các cơ sở y tế cả công lẫn tư trên khắp cả nước. Trước khi vi rút Varicella Zosta bắt đầu hoành hành dữ dội vào tháng 3, hãy tranh thủ tiêm ngừa cho bản thân hoặc đưa trẻ đi tiêm ngừa, sẵn sàng đối mặt với mùa dịch sắp diễn ra.
Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.
Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.
Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.
Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.
Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Viêm thực quản ái toan là tình trạng mạn tính của hệ miễn dịch, do dị ứng thực phẩm gây ra, biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Ở một số người, viêm thực quản ái toan không được kiểm soát có thể gây ho. Những người bị viêm thực quản ái toan chủ yếu ho do dị ứng hoặc hen suyễn, đồng thời cũng có thể do trào ngược axit.
Vitamin K2, một dưỡng chất ít được biết đến nhưng có vai trò vô cùng quan trọng, đối với sức khỏe của trẻ em, đặc biệt là trong sự phát triển của xương và tim mạch. Thiếu hụt vitamin K2 có thể gây nên nhiều nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng quan trọng của trẻ em. Mặc dù vậy, việc thiếu hụt Vitamin K2 còn chưa được chú ý đúng mức với cộng đồng và ngay cả giới chuyên môn nhi khoa.