Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hà Nội: Kiến ba khoang lộng hành, nhiều người bị đốt thê thảm

Người dân tuyệt đối không dùng tay trần giết chết kiến ba khoang vì trong dịch cơ thể của kiến ba khoang có chứa pederin - một loại chất độc gây rộp, phỏng da, viêm da.

Thời gian gần đây, rất nhiều người kinh hãi vì tình trạng kiến ba khoang xuất hiện ngày càng nhiều khiến gia đình nhiều phen mất ăn mất ngủ.

Bỏng rát mặt vì kiến ba khoang

Chị Trang Phạm, trú tại chung cư CT2, Nam Xa La, Hà Đông phát hoảng vì kiến ba khoang ở đâu bỗng xuất hiện đầy nhà. Hơn nữa, trong nhà có trẻ nhỏ khiến chị càng lo lắng. Đã cẩn thận đề phòng là thế, nhưng mới đây chị Trang bị kiến ba khoang đốt vào vị trí dưới mắt. Ngay lập tức chị lấy tay giết kiến ba khoang, song do bất cẩn chị lại quẹt tay lên mặt khiến khuôn mặt chị ngứa ngáy, bỏng rát, tổn thương lan rộng trên mặt. Dù đã bôi thuốc và giữ vệ sinh nhưng hơn một tuần nay da của chị vẫn chưa lành.

Tổn thương lan tỏa do kiến ba khoang đốt. Ảnh: Internet

 

 

Cũng chung cảnh ngộ sống chung với kiến ba khoang, gia đình anh Phạm Văn Cường, khu đô thị Dương Nội, Hà Đông hoảng hốt vì mấy ngày gần đây kiến từ đâu bay đến đầy nhà. Vợ anh bị một vết đốt ở tay, nhưng may mắn vết đốt nhẹ và đã khỏi. Anh Cường cho biết, đặc biệt, kiến ba khoang thường bay vào nhà sau 18h tối, khi có ánh đèn; hoặc bám vào quần áo ngoài dây phơi, nếu không để ý rất dễ bị đốt.

Anh Hải, khu Chung cư P3 Phương Liệt, Thanh Xuân cũng cho hay, đếm sơ sơ mỗi tối anh phải “xử lý” khoảng 20 con kiến ba khoang ra khỏi nhà. Chúng bò khắp nơi, từ phòng khách, trên ghế, trong phòng ngủ… Lo nhất là nhà có trẻ nhỏ, nếu không cẩn thận dễ bị loại kiến này đốt cho đau rát.

Rất nhiều người khác cũng kêu trời vì kiến ba khoang. "Tối nào cũng phải chạy kiến, không mở cửa thì bí bách mà mở cửa thì kiến bay đầy nhà, đuổi không xuể"- một người dân nói.

Dễ nhầm sang bệnh zona

Thời gian gần đây, Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai thường xuyên tiếp nhận bệnh nhân bị kiến ba khoang đốt vào khám. Đa số các bệnh nhân được bác sĩ thăm khám, kê đơn thuốc điều trị tại nhà. Theo TS.BS. Nguyễn Tiến Dũng, Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai, việc điều trị kiến ba khoang đốt không khó nhưng khó là vì mọi người rất hay nhầm lẫn với bệnh zona.

“Bệnh này về triệu chứng rất giống bệnh zona vì nó cũng đau và rất rát, cũng viêm da bọng nước như zona. Nhưng cần chú ý phân biệt là bệnh zona thường chỉ bị một nửa người, không bao giờ bị cả hai nửa người; còn kiến ba khoang đốt thì bị cả hai nơi, hoặc bị nhiều nơi. Trong trường hợp bị một vết đốt ở một bên thì chẩn đoán bằng kinh nghiệm của bác sĩ, kết hợp với hỏi bệnh như: có nhìn thấy kiến ba khoang trong nhà, trên giường, hoặc bắt kiến ba khoang, hay nhà ở khu chung cư cao tầng không.…”- TS. Dũng cho biết.

TS.BS Nguyễn Tiến Dũng, Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai.

 

Theo TS. Dũng, nếu chẳng may bị kiến ba khoang đốt, cần ngay lập tức tiến hành sơ cứu bằng cách rửa vết đốt bằng cồn 70, 90 độ, Betadine (nếu không có cồn thì rửa bằng xà phòng 3 lần rồi xịt nước hoa vào). Với vết thương do kiến ba khoang gây ra, nếu rửa kỹ sẽ giảm đáng kể tình trạng nổi bọng nước do nọc độc của loài kiến này. Sau đó có thể sử dụng thuốc điều trị kiến ba khoang đốt như sau: 1. Milian: 1 lọ, bôi ngày 2 lần/ 2. Hồ nước: 1 lọ, bôi ngày 2 lần/ 3. Fobancort: 1 tube, bôi ngày 4 lần/ 4. Clarytine 10mg: 5 viên, ngày 1 viên. Nếu không có Milian có thể thay bằng dung dịch Castellani, Betadine.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo, nếu nhìn thấy kiến ba khoang bám trên người, hay quần áo, đồ đạc trong nhà, người dân tuyệt đối không nên dùng tay “giết chết”, chà xát chúng mà nên thổi chúng ra xa, hoặc để một tờ giấy vào cho nó bò lên và lấy nó ra khỏi người. Sau đó rửa sạch vùng da đã tiếp xúc với loài côn trùng này.

Nếu bạn lỡ tay đập hoặc chà xát chúng trên da thì phải nhanh chóng rửa sạch nơi nơi tiếp xúc để hạn chế chất độc. Bởi lẽ, trong dịch cơ thể của kiến ba khoang có chứa pederin - một loại chất độc gây rộp, phỏng da, viêm da. Khi da người tiếp xúc vào chất tiết của chúng qua những vật dụng nào đó hoặc vô ý đập làm cho chúng chết trên da thì chất độc theo dịch cơ thể chúng tiết ra ngoài, dính vào da người, gây bệnh ngay tại vùng da đó... Khi dính vào da tay, nếu không rửa sạch tay ngay thì vô tình sẽ làm chất độc dính vào chỗ khác trên cơ thể gây viêm da lan toả.

Để hạn chế kiến ba khoang, người dân nên đóng cửa, kéo rèm và hạn chế bật đèn, không nên dùng đèn neon, đèn led... Nên ngủ trong màn. Vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, cây cỏ xung quanh nhà, vì đây là nơi trú ẩn tốt cho loài này. Mặc quần áo dài tay khi đi ra ngoài nhà, nhất là ở những vùng gần đồng ruộng, khu dân cư nhiều ánh đèn, gần công trình đang xây dựng. Khi làm việc trên đồng ruộng, nhất là vào mùa thu hoạch, mùa mưa bão, cần chú ý sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động như: mặc quần áo dài tay, đội mũ, nón, khẩu trang, đi ủng để tránh tiếp xúc với côn trùng.

Dương Hải - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 05/04/2025

    10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

    Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

  • 05/04/2025

    Đi tiểu thường xuyên vào ban đêm có phải là dấu hiệu của bệnh tiểu đường không?

    Nếu bạn thường xuyên thức dậy vào ban đêm để đi tiểu, bạn có thể tự hỏi liệu có vấn đề gì không. Hầu hết người trưởng thành không cần đi vệ sinh nhiều hơn một lần trong 6-8 giờ ngủ. Nếu bạn đi tiểu nhiều lần trong đêm, có thể bạn đã mắc chứng tiểu đêm hoặc cũng có thể là dấu hiệu báo hiệu một vấn đề như bệnh tiểu đường.

  • 04/04/2025

    Ăn sáng bằng trái cây để giảm cân, lợi hại thế nào?

    Bữa sáng bằng trái cây được nhiều người lựa chọn khi muốn giảm cân vì giàu vitamin, chất xơ và ít calo. Tuy nhiên, chỉ ăn trái cây vào buổi sáng có thực sự tốt cho sức khỏe và hỗ trợ giảm cân hiệu quả?

  • 04/04/2025

    Làm thế nào để cải thiện lưu thông máu của bạn?

    Khi chân tay không nhận đủ máu, tay hoặc chân của bạn có thể cảm thấy lạnh hoặc tê. Nếu bạn có làn da sáng, chân của bạn có thể chuyển sang màu xanh. Lưu thông máu kém cũng có thể làm khô da, khiến móng tay giòn và khiến tóc rụng, đặc biệt là ở chân và bàn chân. Một số nam giới có thể gặp khó khăn trong việc cương cứng hoặc duy trì sự cương cứng. Và nếu bạn bị tiểu đường, vết trầy xước, vết loét hoặc vết thương của bạn có xu hướng lành chậm hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn một số mẹo để cải thiện lưu thông máu.

  • 03/04/2025

    Ăn gì cho đẹp da, khắc phục da sần sùi do vảy nến?

    Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.

  • 03/04/2025

    Cùng bé vươn cao, chạm đỉnh dễ dàng - Mừng sinh nhật VIAM Clinic 7 tuổi

    Bạn có bao giờ lo lắng khi thấy con chậm lớn, thấp còi hơn bạn bè cùng trang lứa? Hay những bữa ăn đầy ắp yêu thương lại trở thành "cuộc chiến" với bé biếng ăn, gầy gò? Đừng lo, bởi suốt 7 năm qua, Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM đã đồng hành cùng hàng nghìn gia đình, giúp các bé không chỉ tăng chiều cao mà còn khỏe mạnh, tự tin trong cuộc sống.

  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

Xem thêm