Khi các tế bào não của một người bị suy giảm, nguy cơ đột quỵ rất dễ xảy ra. Người bị đột quỵ có thể mất mạng nếu không được cấp cứu sớm, đúng cách. Vì vậy, các nhà khoa học thường nghiên cứu những triệu chứng sớm của bệnh để phòng tránh tác hại.
Theo Express, chìa khóa để nhận biết tình trạng mất máu lên não là xem người bị bệnh có thể “giơ hai tay” lên cao cùng lúc hay không. Nếu không thể và tay người đó rất yếu ớt thì chắc chắn họ bị đột quỵ.
Cách nhận biết khác của đột quỵ đó là giọng nói yếu ớt, khó cười cả hai bên miệng và một hoặc hai mí mắt bị sụp xuống.
Nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào trong số này, hãy gọi cấp cứu thật sớm, bởi chỉ cách này mới có thể cứu mạng một người đang bị đột quỵ.
Tại bệnh viện, chụp cắt lớp não bộ có thể tiết lộ mức độ tổn thương não và một người có thể được theo dõi.
(Ảnh minh hoạ: SHUTTERSTOCK)
Điều gì xảy ra sau cơn đột quỵ?
Quá trình hồi phục sau đột quỵ có thể mất vài tháng hoặc vài năm. Nguy hiểm hơn, đột quỵ khiến bạn có nguy cơ cao bị sa sút trí tuệ. Theo Bệnh viện Johns Hopkins Medicine (Mỹ) người phục hồi sau đột quỵ có thể bị khuyết tật tuỳ thuộc vào vị trí tác động vào não của bệnh, trong đó có đại não, tiểu não hoặc thân não.
Đột quỵ xảy ra ở đại não
Đại não nằm ở phần trên cùng và phía trước của hộp sọ. Nó giúp kiểm soát chuyển động và cảm giác, lời nói, suy nghĩ, lý luận, trí nhớ, thị giác và cảm xúc của một người.
Khi đột quỵ xảy ra ở đại não, bất kỳ chức năng nào bên trên đều có thể bị ảnh hưởng nặng nề.
Đột quỵ ở tiểu não
Tiểu não nằm ở phía sau hộp sọ, có vai trò nhận thông tin cảm giác từ cơ thể qua tủy sống.
Đột quỵ ở khu vực này của não có thể dẫn đến các tác dụng phụ như mất khả năng đi lại, vận động, giữ thăng bằng, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.
Đột quỵ ở thân não
Thân não nằm ở đáy não, ngay trên tủy sống. Đột quỵ ở đây sẽ gây ra vấn đề về các chức năng liên quan tới "hỗ trợ sự sống" như tim mạch, hô hấp…
Thậm chí, khi thức dậy, người bệnh có thể gặp các vấn đề về thị lực, nói, nhai, nuốt và thăng bằng.
Tham thảo thêm thông tin tại bài viết: Cẩn thận với đột quỵ âm thầm.
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?