Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Gene "ích kỷ" ở người chứa mầm mống của sự hủy diệt nhân loại

Sự thiếu sót trong gene người khiến nhân loại tiếp tục sinh đẻ bất chấp Trái Đất sắp không nuôi dưỡng nổi số dân khổng lồ đang gia tăng chóng mặt.

Gene "ích kỷ" ở người chứa mầm mống của sự hủy diệt nhân loại

Nhân loại đang gặp rắc rối và cần phải định cư một hành tinh khác trong vòng 100 năm tới hoặc phải đối mặt với sự tuyệt chủng - Nhà vật lý Stephen Hawking đã nói như thế trong một bộ phim tài liệu của BBC sắp ra mắt “Stephen Hawking: Expedition New Earth”.

Theo Hawking, với biến đổi khí hậu, dịch bệnh và sự gia tăng dân số... số phận “hành tinh của chúng ta ngày càng bấp bênh".

Trong khi đó, việc chuyển đến sống ở hành tinh khác nói thì dễ hơn thực hiện nhiều lần. Ngoài ra, rất nhiều người có thể bị bỏ lại và phải đối phó với thảm họa.

Có một số quan điểm cho rằng do gene nên loài người khó có thể tự mình ngừng đẻ để bảo vệ Trái Đất - (Ảnh: Shutterstock).

Vậy có cách nào thay thế việc di cư không? Câu trả lời là vấn đề dân số.

Theo số liệu chính thức, nhân loại gần đây đã vượt qua con số 7.5 tỷ người. Mặc dù các ước tính về khả năng dung dưỡng của Trái Đất rất khác nhau nhưng hầu hết mọi người đều chấp nhận rằng chúng ta đang gây ra thiệt hại nghiêm trọng lên hành tinh mẹ.

Và với dân số đạt tới gần 10 tỷ người vào năm 2050, có thể cần gấp mười lần so với tài nguyên đang có của hành tinh để có thể duy trì.

Nếu có thể đảo ngược sự tăng trưởng dân số này, chúng ta có thể tránh được giải pháp di cư ra ngoài không gian của Hawking. Nhưng chúng ta có 2 lỗ hổng liên quan đến DNA của con người: Gene của chúng ta và việc chúng ta không có khả năng lựa chọn hợp lý khiến việc này trở nên khó khăn.

Lỗi nghiêm trọng?

Vấn đề về gene của chúng ta bắt nguồn từ “The Selfish Gene” (tạm dịch: Gene ích kỷ) của Richard Dawkins. Tác phẩm chứa đựng ý tưởng rằng tất cả các sinh vật chỉ đơn thuần là đường dẫn cho các gene di chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua các cơ thể khác nhau. Chúng chuyển sang thế hệ tiếp sau hoàn toàn theo sở thích riêng chứ không nhất thiết là vì lợi ích của các sinh vật.

Các gene của chúng ta có thể làm điều này vì tổ tiên của chúng ta không thể hoặc không muốn chống lại sự thôi thúc sinh sản. Chúng ta đã đi ngược lại sự dẫn dụ gene ích kỷ bằng cách giảng dạy về ngừa thai (đặc biệt là đưa ra lập luận "ích kỷ" về hạnh phúc tương lai của cá nhân chứ không phải vì để cứu hành tinh). Tuy nhiên, dân số vẫn tiếp tục phát triển.

Stephen Hawking nói số phận hành tinh của chúng ta đang ngày càng “bấp bênh” - (Ảnh: PA).

Một ý tưởng khác trong “The Gene Selfish” là sự lựa chọn dòng họ. Nó cho thấy nằm trong cơ thể chúng ta không chỉ là động lực truyền bá gene mà chúng ta còn phải bảo vệ và nuôi dưỡng các gene họ hàng của chúng ta.

Ý tưởng này ngụ ý rằng, tất cả chúng ta đều phân biệt chủng tộc - có ý thức hoặc vô thức - với những người chia sẻ gene của chúng ta.

Nếu ý tưởng này đúng, nó là lời giải thích bổ sung cho thấy chúng ta không có khả năng suy nghĩ về những điều tốt nhất cho toàn nhân loại.

Ví dụ, nếu bạn muốn giảm dân số vì nhân loại thì có nghĩa là quốc gia sẽ có ít thanh niên trẻ hơn và có thể để thanh niên nhập cư vào từ những nước đông hơn. Nhưng liệu chúng ta có sẵn sàng trộn gene của riêng mình với những người nước ngoài trẻ?

Ngoài ra, có một điều gì đó khác trong bản chất của chúng ta đang hướng chúng ta tới sự giao cấu không bảo vệ. Chúng ta như những tù nhân của mong muốn của gene ích kỷ.

Trong cuốn sách bán chạy nhất năm 2011 - “Thinking, Fast and Slow” (tạm dịch: Suy nghĩ, nhanh và chậm), người đoạt giải Nobel Daniel Kahnemann giải thích một cách thuyết phục lý do tại sao chúng ta phải đấu tranh để có những lựa chọn tốt cho những vấn đề dường như đơn giản, đặc biệt là những người có yếu tố cảm xúc mạnh mẽ. Điều đó bao gồm việc chống lại sự thôi thúc gây giống.

Nếu đúng, điều đó có nghĩa là con người hoàn toàn không tự tin về kiểm soát dân số. Ngay cả khi biết nó sẽ có lợi cho lợi ích to lớn của nhân loại thì nhân loại cũng dễ quên lợi ích đó.

Như chính Kahnemann đã trả lời trong một cuộc phỏng vấn khi được hỏi làm sao để học cách thoát khỏi cái bẫy này: "Đây không phải là trường hợp kiểu hãy đọc cuốn sách này và sau đó bạn sẽ nghĩ khác đi. Tôi đã viết cuốn sách này, và tôi không nghĩ khác đi”.

Daniel Kahnemann, tác giả của “Thinking, Fast and Slow”.

Ý nghĩa

Vậy có hy vọng nào để giải quyết những khía cạnh ấy? Chắc chắn sẽ không có sự chấp nhận rằng con người sinh sản là một điều xấu. Ngay cả những người hiểu rằng, con người tiếp tục sinh đẻ quá nhiều sẽ nguy hại đến thế giới ra sao thì việc tổ chức lễ kỷ niệm em bé chào đời luôn là điều tuyệt vời.

Tuy nhiên, trọng trách của chúng ta về việc sinh sản là một nhiệm vụ to lớn. Chúng ta biết rằng giáo dục có thể hữu dụng và ở một số nước tỷ lệ sinh đã giảm chính là một sự khởi đầu tốt.

Chúng ta cũng có thể học từ chính sách một con đang gây tranh cãi của Trung Quốc. Chính sách này đã làm giảm đáng kể số người sinh ra ở Trung Quốc. Nếu chúng ta có thể vượt qua được những đau khổ không chịu nổi, thực hiện một cách tích cực bình đẳng giới thì chính sách này vẫn có thể thực hiện được.

Nhưng trước tiên, cần phải công nhận rộng rãi hơn rằng chúng ta đang đấu tranh với những ràng buộc về mặt sinh học của chúng ta. Trong những thập niên tới, chúng ta sẽ có thể tạo ra một nền văn minh mới ở một nơi nào khác trong hệ Mặt Trời hoặc thậm chí vượt ra ngoài. Nhưng nhìn vào bản thân, sẽ thấy chúng ta vẫn là những con người thiếu sót cơ bản.

Theo Khám Phá
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm