Tai nạn thương tích có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu và với bất kỳ ai. Với các trường hợp bị tai nạn thương tích nặng thường để lại di chứng tàn phế, thậm chí tử vong. Nhiều trường hợp trong số này không được sơ cứu đúng cách hoặc sơ cứu không kịp thời.
Tai nạn thương tích ở trẻ em Việt Nam hiện nay là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng và nó đòi hỏi toàn xã hội phải có những hành động thiết thực để ngăn chặn những nguy cơ tai nạn thương tích đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của trẻ em.
Khi bị đâm kim tiêm nghi có dính máu HIV, bạn cần bình tĩnh, tuyệt đối không nặn máu ra, hãy rửa vết thương bằng nước sạch và nhanh chóng đến cơ sở y tế.
Đối với người bị đuối nước, việc sơ cứu dưới nước là điều quan trọng đầu tiên nên làm để đưa nạn nhân ra khỏi tình trạng ngạt.
Sơ cứu tại chỗ đúng kỹ thuật là điều quan trọng nhất để cứu sống trẻ, tránh được di chứng não sau này.
Nấc cụt có thể do nhiều nguyên nhân như là ăn quá nhiều, nuốt phải không khí khi nhai, hoặc thậm chí là lo lắng, phấn khích. Tuy nhiên trong một số trường hợp nấc cũng có thể do những nguyên nhân nguy hiểm.
Chấn thương mắt cần được xử lý nghiêm ngặt vì vết thương hở từ các vật đâm xuyên mắt có thể nhanh chóng dẫn tới nhiễm trùng đe dọa thị lực. Bỏng hóa chất cũng rất dễ khiến trẻ bị mù. Sơ cứu đúng cách và kịp thời có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể trong kết quả điều trị, gia tăng cơ hội bảo tồn thị lực.
48 giờ đầu sau chấn thương, tuyệt đối không được áp dụng các biện pháp làm nóng vết thương như ngâm mình trong bồn nước nóng, dùng đèn sưởi, chườm túi nước nóng, bôi dầu deep heat… Những động thái này làm gia tăng tình trạng xuất huyết tại nơi chấn thương, khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Trái lại, các biện pháp chườm lạnh lại tỏ ra rất hiệu quả.
Hiện tượng co giật ở trẻ rất có hại cho cơ thể và bộ não do thiếu ôxy não, nhất là nếu cơn co giật kéo dài và tái đi tái lại nhiều lần.
Chảy máu cam (hay chảy máu mũi) là bệnh lý thuộc vùng tai mũi họng khá phổ biến ở trẻ em.
Điều chỉnh chế độ ăn là phù hợp là phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với trẻ bị nôn.Trong thời gian bé nôn và trong vòng 8 giờ sau khi ngừng nôn, tốt nhất chỉ cho bé uống các loại dung dịch bù nước điện giải với khối lượng nhỏ, không nên cho bé dùng sữa.
Điện giật là một tai nạn nguy hiểm, có thể gây nhiều loại tổn thương cho cơ thể (ngừng tim, ngừng thở và tổn thương các cơ quan gây nguy cơ tử vong cao hoặc để lại các di chứng nặng nề), nhưng nói chung có thể phòng tránh được.