Thời tiết bắt đầu trở lạnh, sắp chuyển sang mùa đông. Đặc biệt những ngày này đang có mưa, trẻ rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm mũi, viêm phổi, viêm phế quản, viêm thanh quản, hen suyễn… Các bệnh này một khi đã mắc thì rất dễ bị tái lại. Nếu bị nhiều lần, tình trạng hô hấp của trẻ sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm và khó chữa hơn.
Đặc điểm chung của một số bệnh hô hấp ở trẻ là thở khò khè, khó thở, có dịch ở mũi, đờm ở họng, ho, sốt… Cơ thể trẻ phát triển chưa hoàn thiện, hệ miễn dịch còn kém nên các loại vi khuẩn, vi-rút gây bệnh dễ xâm nhập. Trẻ càng nhỏ thì việc dùng thuốc càng khó khăn, hạn chế tối đa sử dụng kháng sinh, bệnh sẽ lâu khỏi hơn.
Vì vậy, điều tốt nhất là bố mẹ nên phòng bệnh cho trẻ.
Đầy đủ các dưỡng chất trong khẩu phần ăn mỗi ngày là cách tốt nhất để cơ thể trẻ khỏe mạnh, kháng lại sự xâm nhập của các nguồn nhiễm bệnh. Nếu trẻ còn bú mẹ thì mẹ cũng phải ăn uống đầy đủ, đủ chất. Bữa ăn của trẻ phải đầy đủ tinh bột từ cơm, cháo, chất đạm từ thịt, cá, trứng, sữa, các loại vitamin và khoáng chất từ rau xanh và trái cây. Khi thời tiết đang có xu hướng lạnh hơn, bố mẹ cần hạn chế tối đa cho trẻ ăn đồ trong tủ lạnh như kem, sữa chua, hoa quả. Đồ ăn và thức uống cho trẻ cần phải ấm.
Thời tiết giao mùa, ban ngày vẫn còn hơi nóng, ban đêm thì se lạnh nên bố mẹ chú ý đến việc giữ thân nhiệt trẻ ổn định. Ban ngày vẫn nên cho trẻ mặc quần áo dài mỏng, mềm, vẫn đủ độ thoáng mát. Ban đêm tránh cho trẻ bị lạnh nhưng cũng chú ý đừng để trẻ toát mồ hôi. Nếu trẻ ngủ hoặc chơi đùa toát mồ hôi thì nhanh chóng dùng khăn lau cho trẻ. Nóng hay lạnh quá đều dễ khiến trẻ bị nhiễm lạnh.
Các bệnh về đường hô hấp rất dễ lây lan qua đường không khí, tiếp xúc. Trẻ dù ở nhà hay đi lớp đều phải giữ vệ sinh sạch sẽ để tránh lây nhiễm bệnh. Bố mẹ hãy dạy trẻ rửa tay đúng cách trước và sau khi ăn. Quần áo, phòng ngủ của trẻ cũng phải được đảm bảo sạch sẽ, khô thoáng ban ngày, ấm áp ban đêm.
Nên hạn chế cho trẻ ra ngoài khi trời mưa, thời tiết quá nắng hoặc lạnh. Nếu đi thì hãy cho trẻ đeo khẩu trang để phòng tránh vi khuẩn lây nhiễm.
Nhiều bố mẹ sợ con chơi đùa ngoài trời dễ bị ốm nên bắt trẻ ở trong nhà. Nhưng trẻ cần phải được vận động, vui chơi, hoạt động bên ngoài để cơ thể khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt hơn. Nếu thời tiết không quá xấu thì hãy cho trẻ ra ngoài mỗi ngày. Các trò chơi ngoài trời luôn có sức hấp dẫn mà còn giúp trẻ tránh được nhiều bệnh tật.
Nếu thấy trẻ có các dấu hiệu của bệnh đường hô hấp như chảy nước mũi, ho, sốt nhẹ thì bố mẹ nên chú ý chữa trị ngay cho trẻ tránh để nặng hơn. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý mỗi ngày sẽ giúp trẻ dễ thở hơn và loại bỏ bớt vi-rút gây bệnh. Dùng khăn sạch để vệ sinh răng miệng cho trẻ. Sáng và tối, bố mẹ hãy quàng cho trẻ một chiếc khăn mỏng ở cổ để giữ ấm cổ họng. Cần tránh các tác nhân gây dị ứng, kích thích như khói bụi, lông động vật,…
Khi thấy trẻ có các triệu chứng nặng hơn, cần phải đưa trẻ tới bệnh viện để kiểm tra và điều trị dứt điểm. Tuyệt đối tránh việc tự ý sử dụng thuốc có thể gây biến chứng nặng cho trẻ.
TS.BS. Chu Thị Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Hô Hấp, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội khuyến cáo, bố mẹ nên cho trẻ đi tiêm phòng cúm khi vào mùa thu để phòng bệnh tốt nhất.
Mất nước là tình trạng cơ thể không có đủ chất lỏng để hoạt động bình thường. Vào mùa hè, nguy cơ mất nước thường phổ biến hơn.
Mùa hè với nền nhiệt cao kéo dài và độ ẩm tăng mạnh không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giấc ngủ. Cảm giác oi bức khiến việc chìm vào giấc ngủ trở nên khó khăn và thường xuyên bị gián đoạn trong đêm.
Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?