Theo các chuyên gia, chế độ ăn uống có liên quan rất nhiều đến nguy cơ mắc bệnh gút. Đặc biệt, việc tránh sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều purin là một cách có thể giúp giảm sự bùng phát của tình trạng bệnh lý này.
Có nên ăn bột yến mạch nếu đang bị gút?
Bột yến mạch là một thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng, rất tốt để sử dụng hàng ngày vì chúng mang lại những lựa chọn lành mạnh cho sức khỏe như trái cây, các loại hạt và mật ong. Tuy nhiên, khi nói đến bệnh gút, yến mạch lại là thực phẩm mà bạn nên hạn chế sử dụng trong tuần.
Bột yến mạch có lượng purin vừa phải
Purin trong thức ăn sẽ chuyển thành axit uric. Bột yến mạch có chứa khoảng 50 đến 150 miligam purin trên 100 gam. Đây là mức trung bình của hàm lượng purine có chứa trong thực phẩm. Mặc dù bột yến mạch không chứa nhiều purin như thịt hay nội tạng, sò hoặc một số loại cá, nhưng nó vẫn đủ cao để làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút nếu bạn ăn chúng quá nhiều.
Giới hạn khẩu phần chỉ nên ăn 2 lần mỗi tuần
Các chuyên gia khuyên bạn nên hạn chế ăn bột yến mạch và chỉ nên sử dụng 2 lần mỗi tuần nếu bạn đang mắc bệnh gút hoặc có nguy cơ cao đối với bệnh do tiền sử gia đình. Tuy nhiên, bạn không nên bỏ hoàn toàn không sử dụng bột yến mạch, vì nó vẫn mang lại những lợi ích sức khỏe tuyệt vời khác. Hàm lượng chất xơ trong bột yến mạch giúp thúc đẩy cảm giác no và quá trình tiêu hóa, tạo phân và đóng khuôn phân đều đặn. Một số nghiên cứu thậm chí còn chứng minh rằng bột yến mạch có thể làm giảm nguy cơ cao huyết áp.
Thực phẩm ảnh hưởng như thế nào đến bệnh gút?
Bệnh gút xảy ra khi các tinh thể axit uric dư thừa hình thành trong cơ thể và lắng đọng vào các khớp. Chế độ ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút vì một số thực phẩm có chứa nhân purin. Đây là những hợp chất mà khi đi vào cơ thể, chúng bị phân hủy thành axit uric, và axit uric dư thừa có thể dẫn đến bệnh gút.
Thực phẩm có chứa nhiều purin có thể dẫn đến dư thừa axit uric
Một số loại thực phẩm và đồ uống có thể làm giảm hoặc tăng hàm lượng axit uric. Những thực phẩm và đồ uống phổ biến nhất làm tăng axit uric có thể kể đến như:
Ngược lại, hầu hết các loại thực phẩm thân thiện với bệnh gút đều là những thực phẩm lành mạnh và rất tốt cho chế độ ăn uống thông thường. Ví dụ về thực phẩm ít chứa purin bao gồm:
Nếu bạn sử dụng bột yến mạch thường xuyên, bạn nên cân bằng nó với các loại thực phẩm chứa ít purin khác. Có thể bao gồm một ly sữa ít béo và trái cây có thể tăng thêm hương vị và chất dinh dưỡng. Đồng thời, uống nhiều nước hàng ngày cũng giúp đào thải axit uric nhanh hơn, giảm nguy cơ bị bệnh gút.
Những thực phẩm nên tránh nếu bạn bị bệnh gút
Một số loại thực phẩm chứa rất nhiều purin và góp phần làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể. Ví dụ như:
Nếu bạn thích ăn những thực phẩm này, bạn nên ăn chúng với lượng rất nhỏ. Các loại thực phẩm này không phải là cấm kỵ, nhưng chúng cũng nên đưa vào danh sách các thực phẩm ngoại lệ.
Tổng kết
Bột yến mạch không phải là thực phẩm được ưu tiên nếu bạn đang bị bệnh gút, nhưng nó chắc chắn cũng không phải là điều cấm kỵ. Nếu bạn có tiền sử bị bệnh gút, bạn nên xem xét hạn chế ăn bột yến mạch chỉ một vài lần trong tuần. Cách tốt nhất là bạn nên tuân theo các chế độ ăn ít purin để giúp giảm nguy cơ bị các cơn gút tái phát.
Tham khảo thêm thông tin tại:
Những thói quen chăm sóc tóc thường ngày tưởng chừng vô hại, nhưng có thể khiến tóc yếu, dễ gây rụng hoặc nhanh bết.
Tóc bạc sớm là tình trạng nhiều người gặp phải. Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến tóc bạc sớm là do thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng.
Mọi người đều mất cơ theo tuổi tác, thường là khoảng 3%-5% mỗi thập kỷ sau tuổi 30. Những người ít vận động sẽ mất nhiều cơ. Mất cơ trở nên rõ rệt hơn và tăng tốc ở độ tuổi khoảng 60. Sau tuổi 80, các nghiên cứu cho thấy có khoảng 11% đến 50% số người bị teo cơ.
Ở giai đoạn mang thai và sau sinh, phụ nữ phải trải qua nhiều thay đổi về sức khỏe nói chung và làn da nói riêng. Vậy cần làm gì để đối phó với các vấn đề da thường gặp sau sinh, duy trì làn da khỏe đẹp?
Thời điểm giao mùa thường đi kèm với những biến đổi thất thường về thời tiết. Theo đó, những thay đổi này có thể là thách thức lớn đối với người cao tuổi khi hệ miễn dịch của họ bị suy giảm kèm theo sự hiện diện của các bệnh mạn tính. Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở người cao tuổi và cách phòng ngừa hiệu quả khi giao mùa nhé!
Hen suyễn hay hen phế quản, là một bệnh viêm mãn tính đường hô hấp. Bệnh đặc trưng bởi các cơn khó thở, thở khò khè, tức ngực và ho khan, thường xuất hiện đột ngột và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
Bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính (COPD) gây ra 30.000 ca tử vong mỗi năm tại Anh. Tuy nhiên, theo một khảo sát gần đây cho thấy nhiều người dân tại quốc gia này vẫn chưa biết về triệu chứng của bệnh.
Xăm hình đã trở thành một hình thức nghệ thuật phổ biến trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn có những lo ngại về tác động lâu dài của việc xăm hình đối với sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ ung thư.