Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bộ Y tế: Hơn 100.000 trẻ được tiêm vắc xin ComBE Five, không có chuyện tạm dừng tiêm

GS.TS Đặng Đức Anh - Viện trưởng Viện vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, tính đến 6/1/2019 việc tiêm vắc xin ComBE Five đã triển khai tại 19 tỉnh thành với 101.862 trẻ được tiêm.

Đa số các phản ứng xảy ra là thông thường. Bộ Y tế khuyến cáo các gia đình đưa trẻ đi tiêm đúng lịch, thực hiện đúng các hướng dẫn của cán bộ y tế về chăm sóc, theo dõi các phản ứng sau tiêm chủng.

Cuối tháng 1/2019 sẽ tiêm quy mô toàn quốc

Tại Hội thảo truyền thông về tiêm chủng mở rộng diễn ra chiều 7/1, GS.TS Đặng Đức Anh cho biết, trong tháng 10 và 11/2018, Bộ Y tế đã triển khai vắc xin ComBE Five tại 7 tỉnh: Hà Nam, Bắc Giang, Yên Bái, Kon Tum, Bình Định, Đồng Tháp, Bà Rịa – Vũng Tàu. Đã có 17.356 trẻ được tiêm chủng vắc xin này với phản ứng thông thường sau tiêm chủng là 5,5%.

Đến ngày 6/1/2019, vắc xin này đã được triển khai được 19 tỉnh trên phạm vi toàn quốc với 101.862 trẻ được tiêm vắc xin ComBE Five. Theo báo cáo của các địa phương, tỷ lệ phản ứng thông thường như sốt nhẹ, sưng đau nhẹ tại chỗ tiêm, các triệu chứng khác như khó chịu, quấy khóc được ghi nhận là 1,73%.

Ngoài ra, cũng ghi nhận một số trường hợp sốt cao, quấy khóc kéo dài với tỷ lệ khoảng 0,05%. Các trường hợp này đều đã ổn định sau khi được cán bộ y tế theo dõi, điều trị.

Hiện, việc tiêm đồng bộ trên cả 63 tỉnh/thành chưa thể triển khai vì mỗi tỉnh/thành có lịch tiêm khác nhau. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia đã phân bổ vắc xin đến 63 tỉnh/thành phố và hướng dẫn triển khai tiêm vắc xin; chú trọng thực hành tiêm chủng an toàn, đặc biệt là khám sàng lọc và tư vấn cho các bậc cha mẹ cách theo dõi và chăm sóc cho trẻ sau tiêm chủng.

Trước thông tin có tỉnh xin tạm dừng tiêm vắc xin ComBE Five, các chuyên gia khẳng định, không có việc sẽ dừng tiêm vắc xin ComBE Five.

"Trước khi sử dụng ở Việt Nam, vắc xin này đã được sử dụng tại 39 quốc gia khác với 400 triệu liều. Vắc xin ComBE Five được đánh giá đạt tiêu chuẩn theo Tổ chức Y tế thế giới. Bộ Y tế đang tiếp tục chỉ đạo các tỉnh thành tiêm vắc xin ComBE Five theo đúng kế hoạch trên phạm vi toàn quốc, dự kiến cuối tháng 1/2019"- chuyên gia dịch tễ cho hay.

Tỉ lệ phản ứng sau tiêm nằm trong giới hạn của WHO

Vắc xin ComBE Five là vắc xin thay thế vắc xin Quinvaxem trong tiêm chủng mở rộng do nhà sản xuất đã ngừng sản xuất trên quy mô toàn cầu. GS.TS Đặng Đức Anh cho biết, vắc xin Quinvaxem được tiêm từ năm 2010 – 2018 đến nay với số lượng sử dụng lớn tới 10 triệu liều. Trong khi đó, vắc xinComBE Five mới sử dụng từ tháng 11/2018 đến nay với khoảng 100 nghìn liều nên chưa thể so sánh được chính xác về tỉ lệ phản ứng sau tiêm chủng giữa 2 loại vắc xin.

Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, sơ bộ tỉ lệ phản ứng sau tiêm thường gặp của vắc xin ComBE Five nằm trong giới hạn của Tổ chức Y tế thế giới.

Vaccine ComBE Five có thành phần tương tự như vắc xin Quinvaxem. Theo tài liệu của WHO, tỉ lệ phản ứng thông thường đối với các vắc xin chứa thành phần ho gà toàn tế bào như: sốt từ 38-39 độ C chiếm tới 44,5%, phản ứng 38,5%, nóng đỏ tại chỗ tiêm có thể tới 56,3%, đau 25,6%, các phản ứng khác như quấy khóc kéo dài là 3,5%. Các phản ứng nặng có thể gặp như co giật, giảm trương lực cơ, sốc phản vệ (20 trường hợp trên 1 triệu liều vắc xin sử dụng), các phản ứng này cần được phát hiện sớm và xử trí kịp thời tại cơ sở y tế.

bo-y-te-hon-100000-tre-duoc-tiem-vac-xin-combe-five-khong-co-chuyen-tam-dung-tiem-2

Tiêm vắc xin là cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Ảnh minh họa.

Trả lời câu hỏi về việc khám sàng lọc tại các trạm y tế xã/phường đã được tập huấn kỹ lưỡng cho các nhân viên y tế hay chưa? GS.TS Đặng Đức Anh khẳng định: "Không chỉ riêng việc tiêm vắc xin ComBE Five mà tất cả các loại vắc xin đều có lớp tập huấn và cán bộ tham gia tiêm chủng đều phải có chứng chỉ. Những cơ sở tiêm dịch vụ cũng được tập huấn giống như tập huấn với trạm y tế xã, phường. Chúng tôi thực hiện khám sàng lọc theo đúng quy định chung, không có sự khác biệt giữa tiêm chủng dịch vụ với tiêm chủng mở rộng”.

GS. Đức Anh cũng cho biết thêm, tất cả vắc xin nhập khẩu về Việt Nam nói chung và vắc xin ComBE Five nói riêng đều được chuyển về theo lô, được kiểm định riêng biệt không phải kiểm định một lần. Các vắc xin đưa vào tiêm đều đạt tiêu chuẩn an toàn qua kiểm định, được cấp giấy phép lưu hành.

Cần theo dõi con liên tục sau tiêm chủng

Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế Trần Đắc Phu cho biết, Bộ Y tế chỉ đạo các tỉnh thành phố thực hiện tiêm vắc xin ComBE Five theo kế hoạch, thực hiện đúng quy trình tiêm chủng an toàn, khám sàng lọc, theo dõi sau tiêm chủng 30 phút tại điểm tiêm chủng, tư vấn cho cha mẹ biết cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng.

Bộ Y tế khuyến cáo các gia đình đưa trẻ đi tiêm đúng lịch, thực hiện đúng các hướng dẫn của cán bộ y tế về chăm sóc, theo dõi các phản ứng sau tiêm chủng.

Cha mẹ cần chủ động thông báo về tình trạng sức khỏe hiện tại của con mình như trẻ đang bị ốm, đang dùng thuốc, tiền sử dị ứng đặc biệt có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước như sốt cao, quấy khóc kéo dài, phát ban, sưng nề vùng tiêm.

Sau tiêm chủng cho trẻ nên ở lại điểm tiêm chủng 30 phút để cán bộ y tế theo dõi và kịp thời xử trí nếu có phản ứng bất thường xảy ra. Khi về nhà thì các phụ huynh theo dõi con trong thời gian 24-36 giờ xem có biểu hiện bất thường nào không để thông báo cho cơ sở y tế gần nhất.

Khi trẻ có biểu hiện bất thường về sức khỏe như sốt cao từ 39 độ C trở lên, co giật, phát ban, khóc thét, tím tái, khó thở, li bì, mệt lả, bú kém, bỏ bú… phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị. 

Nếu cha mẹ không yên tâm về sức khỏe của con mình sau khi tiêm chủng, hãy đến gặp cán bộ y tế để được khám và tư vấn.
 
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tiêm vacxin có an toàn không?
Dương Hải - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 11/10/2024

    Tác dụng phụ khi điều trị viêm đường hô hấp trên cho trẻ tại nhà

    Không đến các sơ sở y tế, không được bác sĩ kê đơn, nhiều phụ huynh tự ý mua thuốc và điều trị bệnh viêm đường hô hấp trên cho trẻ tại nhà . Việc làm này khiến bệnh tình của trẻ không được cải thiện mà còn kéo theo một số biến chứng nguy hiểm

  • 11/10/2024

    Làm việc ca đêm ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch như thế nào?

    Do đặc thù công việc, nhiều người buộc phải luân phiên làm ca đêm. Tuy nhiên, làm việc vào ban đêm dẫn đến sự mất cân bằng nhịp sinh học tự nhiên, có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch

  • 11/10/2024

    Sử dụng vitamin D đúng cách cho trẻ nhỏ

    Vitamin D rất quan trọng với nhiều chức năng ở trẻ nhỏ, như chức năng xương khớp, chức năng miễn dịch. Tuy nhiên, bổ sung vitamin D đúng cách như thế nào thì không phải bậc phụ huynh nào cũng biết

  • 10/10/2024

    Mi mắt – vùng da dễ lão hóa nhất trên gương mặt

    Nhiều chị em lo ngại về quầng thâm và bọng mắt ở vùng da dưới mắt, tuy nhiên, mi mắt mới là vùng da có nguy cơ lão hóa đầu tiên trên gương mặt.

  • 09/10/2024

    Dấu hiệu thiếu vitamin D ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

    Tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất phổ biến và có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

  • 08/10/2024

    Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới 10/10: Tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe tinh thần và những dấu hiệu cảnh báo cần lưu ý

    Ngày Sức khỏe Tâm thần – 10/10 hàng năm là một dịp để chúng ta nhìn lại và suy ngẫm về tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe tinh thần. Trong xã hội hiện đại khi những áp lực và thách thức ngày càng gia tăng, việc duy trì một tinh thần khỏe mạnh không chỉ đơn thuần là tránh xa bệnh tật mà còn là xây dựng một nền tảng vững chắc cho một cuộc sống viên mãn và hạnh phúc.

  • 08/10/2024

    Các nhóm thực phẩm giúp mái tóc khỏe đẹp

    Mái tóc khỏe đẹp, mượt mà phản ánh tình trạng sức khỏe. Khi cơ thể thiếu một số chất sẽ khiến mái tóc yếu rụng... Dưới đây là một số nhóm thực phẩm giúp mái tóc mượt.

  • 08/10/2024

    Hội chứng Apert

    Hội chứng Apert là một rối loạn di truyền hiếm gặp gây ra sự phát triển bất thường của sọ. Trẻ em mắc hội chứng Apert được sinh ra với hình dáng sọ và khuôn mặt biến dạng, đi cùng nhiều khuyết tật khác. Phẫu thuật tạo hình có thể giúp sửa một số bất thường xương mặt.

Xem thêm