Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Biện pháp bảo vệ cơ thể khi trời mưa rét

Bắc Bộ và Trung Bộ đầu tuần có mưa thường xuyên, kết hợp với thời tiết mùa Đông khiến nguy cơ cảm lạnh, cảm cúm tăng cao. Để bảo vệ sức khỏe, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:

Mặc ấm khi đi ra ngoài

Do thời tiết mùa Đông thay đổi thất thường, bạn cần luôn mặc ấm để đề phòng gió hoặc mưa lạnh và luôn mang theo áo mưa hoặc ô để sử dụng, kể cả khi trời mưa nhỏ.

Trong thời tiết này, bạn nên mặc các loại áo khoác gió có khả năng chống thấm nước, ngăn chặn thân nhiệt thoát ra ngoài dẫn đến nhiễm lạnh. Bên trong áo khoác, bạn có thể mặc nhiều lớp quần áo mùa Thu Đông, dễ dàng cởi bớt khi nhiệt độ tăng.

Làm khô người ngay sau khi đi mưa về

Nước mưa ngấm vào cơ thể có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như sốt, đau đầu, cảm cúm. Do đó, nếu bạn bị dính mưa khi đi làm về, hãy lau khô người và thay một bộ quần áo mới, sau đó sấy khô tóc. Trong trường hợp không có quần áo để thay, bạn có thể dùng một chiếc khăn bông để thấm bớt độ ẩm trên quần áo.

Bạn cũng thể mang theo một bộ quần áo khô dự phòng ở nơi làm việc hoặc khi đi học để thay nếu quần áo bị ẩm do mưa.

Làm ấm cơ thể nhiễm lạnh do mưa

Trà gừng giúp làm ấm cơ thể từ bên trong

Sau khi cơ thể đã khô ráo, bạn hãy uống nước ấm (khoảng 40 – 50 độ) như trà gừng, cà phê để làm tăng thân nhiệt. Khi ở nhà, bạn có thể trùm chăn, dùng máy sưởi để làm ấm cơ thể từ bên ngoài.

Vào mùa Đông, các món soup, canh không chỉ ấm bụng mà còn giúp bạn chống chọi với mưa lạnh tốt hơn. Bạn tuyệt đối không nên uống rượu bia, vì đồ uống có cồn làm giãn mạch máu, khiến bạn mất nhiệt nhiều hơn.

Kiểm soát các triệu chứng cảm lạnh

Khi hệ miễn dịch suy yếu, bạn có thể bị cảm lạnh ngay sau khi dính mưa. Bệnh cảm lạnh gây ra những triệu chứng như: Chảy nước mũi, hắt hơi, nhức đầu, mệt mỏi, nghẹt mũi, đau họng…

Ăn tô cháo nóng giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh hiệu quả

Các biện pháp giải cảm dân gian có thể thực hiện tại nhà là uống trà gừng nóng, xông hơi với thảo dược (lá sả, ngải cứu, hương nhu, bưởi, bạc hà) hoặc ăn cháo nóng thịt nạc với nhiều hành. Các biện pháp này khiến bạn đổ mồ hôi. Do đó, sau khi thực hiện những phương pháp này, bạn cần ở trong phòng nghỉ ngơi, mặc quần áo khô và ấm, tránh tiếp xúc với gió lạnh.

Trong thời tiết lạnh, bạn cần chú ý bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả vào chế độ ăn uống để cải thiện sức đề kháng. Bạn nên ăn nhiều gia vị có tính ấm như tỏi, gừng, hạt tiêu để giúp cơ thể chống chọi với thời tiết lạnh tốt hơn. Do cơ thể nhạy cảm với mưa rét vào sáng sớm, bạn nên ăn sáng đầy đủ với các món nóng.

Khi có hiện tượng đau họng, bạn nên uống nhiều nước, súc họng hàng ngày với nước muối ấm. Bạn có thể uống nước chanh ấm pha với mật ong để làm dịu chỗ họng bị viêm và giảm ho vào sáng sớm. Nếu các triệu chứng cảm lạnh kéo dài không khỏi, đi kèm tình trạng da lạnh tái, mất phối hợp vận động, mệt mỏi, rét run, bạn cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Thường xuyên cập nhật thời tiết

Thời tiết mùa Đông có thể thay đổi thất thường. Bạn nên thường xuyên theo dõi bản tin dự báo thời tiết tại các nguồn uy tín để chuẩn bị quần áo, trang phục phù hợp với nhiệt độ ngày mai.

Tại miền Bắc, thời điểm đêm và sáng sớm trời lạnh hơn bình thường, do đó, cha mẹ cần cho trẻ nhỏ mặc ấm khi ra đường vào thời điểm này.

Tham khảo thông tin tại bài viết: 4 cách đơn giản giữ sức khỏe khi nhiễm mưa rét

Quỳnh Trang H+ (Tổng hợp) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Ăn gì cho đẹp da, khắc phục da sần sùi do vảy nến?

    Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.

  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

Xem thêm