Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

10 chiến lược phòng ngừa và kiểm soát tai nạn thương tích có hiệu quả

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC: Centers for Disease Control and Prevention) Atlanta, Hoa Kỳ và các chuyên gia trong lĩnh vực này; hiện nay có những biện pháp chiến lược có thể được áp dụng vào việc phòng ngừa tai nạn thương tích trong đời sống hàng ngày của chúng ta.

1.- Ngăn ngừa việc tạo ra những tác nhân, các yếu tố nguy cơ có khả năng gây nên tai nạn thương tích như không sản xuất các loại thuốc gây độc cho trẻ em, làm thành chắn lan can, tay vịn cầu thang vững chắc; đậy các nắp giếng, chum vại đựng nước một cách chắc chắn...

2.- Giảm mức độ nguy hiểm của các yếu tố nguy cơ như đóng gói các loại thuốc có thể gây ngộ độc vào trong các gói với liều lượng thấp hơn mức có thể gây ngộ độc; làm như vậy trẻ sẽ khó bị ngộ độc ngay cả khi sử dụng nhầm thuốc.

3.- Phòng ngừa sự “giải thoát ra” những yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích như đóng gói các thuốc có khả năng gây độc trong các loại bao bì, chai lọ mà trẻ em không mở ra được; thực tế đã sử dụng loại chai lọ chỉ mở được khi vừa ấn vừa xoay nắp...

4.- Chủ động thực hiện các hành vi làm giảm sự nguy hiểm của các yếu tố có hại, giảm thiểu sự rủi ro như sử dụng dây đeo an toàn khi lái xe ô tô tránh va đập khi tai nạn xảy ra, đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy làm giảm nguy cơ bị chấn thương sọ não khi bị ngã...

Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông giúp giảm nguy cơ chấn thương (anhp.vn)

5.- Ngăn cách sự tiếp xúc giữa những đối tượng cần được bảo vệ với các nguy cơ gây tai nạn thương tích về mặt thời gian và không gian như thuốc độc, hóa chất được cất trong tủ có khóa hay trên các giá cao nơi trẻ em không mở được, lắp đặt ổ cắm điện có nắp đậy để ở trên cao trẻ em không với tới được...

6.- Ngăn cách các đối tượng cần được bảo vệ cách ly khỏi các nguy cơ gây tai nạn thương tích bằng các vật cản cơ học như mang giày bảo hộ, kính đeo mắt, găng tay và các loại bảo hộ khác...

7.- Thay đổi cấu trúc và thiết kế phù hợp các vật dụng có nguy cơ gây tai nạn thương tích như sử dụng nồi, chảo có tay cầm chống nóng; phích cắm điện có chất cách điện, bình ga có van an toàn...

8.- Tăng cường sức đề kháng của cơ thể, qua đó nâng cao khả năng chịu đựng tai nạn thương tích của cơ thể như luyện tập thể thao, sử dụng các thiết bị bảo vệ trong khi chơi thể thao...

9.- Cải thiện khả năng đáp ứng của dịch vụ thông tin vận chuyển cấp cứu như thực hiện vận chuyển cấp cứu nhanh, cung cấp các dịch vụ điện thoại khẩn cấp...

10.- Cải thiện dịch vụ y tế có liên quan đến cấp cứu và phục hồi chức năng như đào tạo chuyên môn nghiệp vụ sâu về sơ cấp cứu, phục hồi chức năng cho nhân viên cấp cứu, cung cấp trang thiết bị cấp cứu, phục hồi chức năng cho cơ sở y tế ở các tuyến.

Chiến lược can thiệp phòng chống tai nạn thương tích được chọn lựa để thực hiện có hiệu quả phải phù hợp với từng quốc gia, từng vùng miền nhưng cần cân nhắc các vấn đề cơ bản là có thể áp dụng tổng hợp, toàn diện với nhiều cách tiếp cận. Việc chọn những biện pháp can thiệp hiệu quả trong phòng chống tai nạn thương tích cần xem xét sự can thiệp này có thực sự có khả năng xảy ra không như dạy bơi cho trẻ để phòng ngừa đuối nước, đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy để giảm chấn thương sọ não khi va chạm xảy ra là những biện pháp can thiệp đã được chứng minh có hiệu quả trên toàn thế giới; vì vậy nên chọn các biện pháp can thiệp này khi thiết kế chương trình phòng chống tai nạn thương tích trẻ em.

Ngoài ra, nên chọn những biện pháp can thiệp thực tế có thể thực hiện được; có hiệu quả về mặt chi phí nằm trong khả năng tài chính cho phép; có tính bền vững; có khả năng được các cấp chính quyền ủng hộ; dễ được người dân hưởng ứng và cộng đồng chấp nhận. Cần lưu ý không chọn những biện pháp can thiệp có thể mang lại các tác dụng phụ không mong muốn.

Tuy vậy, công tác phòng chống tai nạn thương tích trẻ em ở nhiều nơi trên thế giới cũng thường gặp phải những thách thức như các nhà lãnh đạo chủ chốt và cộng đồng người dân nói chung không biết đến tình hình tai nạn thương tích; thiếu các số liệu thống kê về tai nạn thương tích chính xác, kịp thời; thiếu các tài liệu ghi chép những nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương tích và biện pháp can thiệp phòng chống có hiệu quả.

Hiện nay, xã hội có xu hướng “ca ngợi” những hành động mạo hiểm như xem đua xe là biểu hiện của những người dũng cảm, lực lượng làm việc cho công tác phòng chống đua xe gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, thực trạng hiện nay cho thấy có ít chuyên gia trong lĩnh vực phòng chống tai nạn thương tích, thiếu ngân sách kinh phí đầu tư cho các kế hoạch tổ chức thực hiện phòng chống tai nạn thương tích. Vì vậy, một kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích muốn đạt được kết quả tốt và có hiệu quả cần phải xem xét, tính đến việc giải quyết các thách thức đã nêu ở trên.

Tai nạn thương tích đã và đang là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dưới 15 tuổi tại Việt Nam. Theo một báo cáo điều tra trong thời gian trước đây ghi nhận có khoảng 70% các trường hợp tử vong trẻ em dưới 1 tuổi là do tai nạn thương tích gây ra; hơn 71% các trường hợp tử vong do tai nạn thương tích là do các tai nạn thương tích không chủ ý như tai nạn giao thông, đuối nước, ngã, ngộ độc, điện giật, hóc nghẹn...

Do đó việc phòng chống tai nạn thương tích trẻ em là một vấn đề xã hội cần được các nhà lãnh đạo cũng như cộng đồng người dân đặc biệt quan tâm để xây dựng chiến lược phòng ngừa và kiểm soát một cách có hiệu quả nhằm góp phần chăm sóc, bảo vệ trẻ em, thế hệ tương lai của đất nước.

Theo http://www.impe-qn.org.vn
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Ăn gì cho đẹp da, khắc phục da sần sùi do vảy nến?

    Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.

  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

Xem thêm