Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

10 loại thực phẩm giúp giảm viêm cho cơ thể

Viêm có thể giúp cơ thể bạn tự bảo vệ khỏi nhiễm trùng và thương tích, nhưng viêm mãn tính có thể gây nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe. Ngay cả mức độ viêm mãn tính thấp cũng có thể dẫn đến bệnh tật. Vì vậy, có thể kiểm soát tình trạng viêm bằng cách chọn nhiều loại thực phẩm giàu chất chống ô xy hóa...

1. Quả mọng 

Quả mọng là loại trái cây nhỏ chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Mặc dù có hàng chục loại khác nhau, nhưng một số loại phổ biến nhất bao gồm: Dâu tây, quả việt quất, quả mâm xôi, dâu đen...

Quả mọng chứa chất chống oxy hóa gọi là anthocyanins. Các hợp chất này có tác dụng chống viêm có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

Cơ thể sản xuất ra các tế bào tiêu diệt tự nhiên (tế bào Natural killer cell-NK), giúp giữ cho hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường. Trong một nghiên cứu ở nam giới, những người tiêu thụ quả việt quất mỗi ngày tạo ra nhiều tế bào NK hơn đáng kể so với những người không ăn.

2. Cá béo 

Cá béo là nguồn cung cấp protein dồi dào và axit béo omega-3 chuỗi dài EPA và DHA. Mặc dù tất cả các loại cá đều chứa một số axit béo omega-3, nhưng những loại cá béo: Cá hồi, cá mòi, cá trích, cá thu, cá cơm... là một trong những nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng này tốt nhất.

EPA và DHA có tác dụng làm giảm chứng viêm, nguyên nhân dẫn đến hội chứng chuyển hóa, bệnh tim, tiểu đường và bệnh thận...

3. Bông cải xanh

Bông cải xanh là một loại rau thuộc họ cải, cùng với súp lơ, cải Brussels và cải xoăn, là một loại rau vô cùng bổ dưỡng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn nhiều rau họ cải có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim... Điều này có thể liên quan đến tác dụng chống viêm của các chất chống oxy hóa sulforaphane có trong loại rau này.

4. Quả bơ

Quả Bơ có thể gọi là “siêu thực phẩm” có lợi cho sức khỏe. Bơ chứa nhiều kali, magiê, chất xơ và chất béo không bão hòa đơn tốt cho tim mạch. Bên cạnh đó, chất carotenoid và tocopherol có trong quả bơ, có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư. Ngoài ra, một hợp chất trong quả bơ có thể làm giảm tình trạng viêm nhiễm ở các tế bào da non.

5. Trà xanh

Trà xanh là một trong những thức uống lành mạnh mà bạn có thể dùng. Nó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư, bệnh Alzheimer, béo phì...

Epigallocatechin-3-gallate (EGCG) có trong trà xanh có đặc tính chống ô xy hóa và chống viêm. Hàm lượng EGCG cao trong trà xanh giúp giảm viêm (bằng cách giảm sản xuất cytokine gây viêm ) và bảo vệ các tế bào khỏi những tổn thương có thể dẫn đến bệnh tật.

6. Ớt

Ớt chuông và ớt sừng chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa có tác dụng chống viêm mạnh mẽ. Ớt chuông cung cấp chất chống oxy hóa quercetin, có thể làm giảm một dấu hiệu của tổn thương oxy hóa ở những người mắc bệnh sarcoidosis (là hậu quả sự phát triển các ổ viêm nhỏ tại nhiều cơ quan khác nhau của cơ thể).

Ớt có chứa axit sinapic và axit ferulic, có thể làm giảm viêm và giúp lão hóa khỏe mạnh.

7. Nấm 

Có rất nhiều loại nấm tồn tại trên toàn thế giới, nhưng chỉ một số ít có thể ăn được và được trồng thương mại. Chúng bao gồm nấm cục (loại nấm ăn có nhiều hương vị, mọc ngầm dưới đất), nấm portobello và  nấm hương...

Nấm rất ít calo và giàu selen, đồng và tất cả các vitamin B. Chúng cũng chứa phenol và các chất chống oxy hóa khác giúp bảo vệ chống viêm.

8. Nho 

Nho có chứa anthocyanins, giúp giảm viêm. Ngoài ra, chúng có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh, bao gồm bệnh tim, tiểu đường, béo phì, Alzheimer và rối loạn mắt.

Nho cũng là một trong những nguồn cung cấp resveratrol tốt nhất, một hợp chất có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

9. Nghệ 

Nghệ là một loại gia vị thường được sử dụng trong món cà ri và các món ăn Ấn Độ khác. Nó đã nhận được rất nhiều sự chú ý vì hàm lượng chất curcumin, một chất dinh dưỡng chống viêm mạnh mẽ.

Củ nghệ làm giảm viêm liên quan đến viêm khớp, tiểu đường và các bệnh khác. Trên thực tế, tiêu thụ 1 gam curcumin mỗi ngày kết hợp với piperine từ hạt tiêu đen đã làm giảm đáng kể CRP (Protein phản ứng C đánh dấu viêm ở những người mắc hội chứng chuyển hóa). Hạt tiêu đen giúp tăng cường sự hấp thụ của chất curcumin có trong nghệ.

10. Dầu ô liu nguyên chất

Dầu ô liu nguyên chất là một trong những chất béo lành mạnh nhất mà bạn có thể ăn. Nó giàu chất béo không bão hòa đơn và là thành phần chính trong chế độ ăn Địa Trung Hải, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Các nghiên cứu liên kết dầu ô liu nguyên chất giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác.

Trong một nghiên cứu về chế độ ăn Địa Trung Hải, CRP và một số dấu hiệu viêm khác đã giảm đáng kể ở những người tiêu thụ 50 ml dầu ô liu mỗi ngày.

Tác dụng của oleocanthal, một chất chống oxy hóa có trong dầu ô liu, đã được so sánh với các loại thuốc chống viêm như ibuprofen. Hãy nhớ rằng dầu ô liu nguyên chất cung cấp nhiều lợi ích chống viêm hơn hơn so với dầu ô liu tinh chế.

Ngoài việc bổ sung các thành phần dinh dưỡng chống viêm vào chế độ ăn uống của bạn, điều quan trọng là hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm có thể thúc đẩy viêm như: Thực phẩm chế biến, đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, đồ uống có đường, chất béo chuyến hóa...
Quả mọng cung cấp chất chống oxy hóa được gọi là anthocyanins. Các hợp chất này có thể làm giảm viêm, tăng cường miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh tim... - Theo Healthline.

 

Tham khảo thêm thông tin bài viết: 7 loại thực phẩm giúp thải độc trong cơ thể hiệu quả.

Nguyễn Minh Huệ - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm