Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

Xuất huyết não xảy ra khi mạch máu nằm tại não vỡ ra tràn vào các nhu mô não.

Mối nguy hiểm do xuất huyết não

Xuất huyết não hay đột quỵ chảy máu não, là tình trạng vỡ mạch não đột ngột, tràn vào các nhu mô não. Hậu quả là các mô não bị tổn thương gây phù, tụ máu, dẫn đến mất ý thức hoặc tử vong. 

Xuất huyết não chỉ chiếm 10-15% số ca đột quỵ não và ít gặp hơn nhồi máu não. Tuy vậy, mức độ ảnh hưởng đến chức năng thần kinh do xuất huyết não sẽ nặng nề hơn. 

Tùy vào vùng não bị chảy máu và khối máu tụ chèn ép, người bệnh có thể gặp dấu hiệu thần kinh khu trú như liệt nửa người, liệt dây thần kinh sọ… 

Khi xuất huyết não diện rộng, người bệnh nguy kịch với dấu hiệu hôn mê, đồng tử giãn, suy hô hấp, suy tuần hoàn, rối loạn thân nhiệt, dấu hiệu của phù não, nguy cơ dẫn tới tử vong.

Khoảng một nửa người bệnh xuất huyết não tử vong khoảng vài tuần sau khi triệu chứng khởi phát. Trường hợp xuất huyết não do phình mạch máu, khoảng 1/3 số bệnh nhân tử vong trước khi kịp tới bệnh viện.

Ở bên trong não bộ có 3 lớp màng để che chở và bảo vệ não. Xuất huyết não sẽ xảy ra ở những vị trí như chảy máu ở dưới màng nhện, ngoài màng cứng, chảy máu nội sọ, chảy máu não thất… 

Đa số bệnh nhân bị xuất huyết trong não khó có thể duy trì chức năng sinh hoạt như trước khi bị đột quỵ. Nếu may mắn bình phục sau tai biến, bệnh nhân ít nhiều gặp các di chứng như liệt nửa người, rối loạn ngôn ngữ, tiểu tiện không tự chủ, rối loạn nhận thức… Tỷ lệ phục hồi ở người bị chảy máu dưới nhện cao hơn, do hiện tượng xuất huyết diễn ra trên bề mặt não.

Những nguyên nhân thường gặp gây vỡ mạch não

Tăng huyết áp không được điều trị là nguyên nhân chính gây xuất huyết não

Tăng huyết áp không được điều trị là nguyên nhân chính gây xuất huyết não.

Theo thống kê, nam giới và người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ xuất huyết não cao hơn. Trong đó, nguyên nhân phổ biến gây vỡ mạch máu não dẫn tới đột quỵ xuất huyết não gồm:

- Tăng huyết áp: Người bệnh có cơn tăng huyết áp sẽ làm tăng áp lực lên thành mạch yếu và vỡ ra gây chảy máu não. 

- Phình mạch não: Mạch máu trong não bị phình ra tại một vị trí nào đó, có hình dạng giống như một chiếc túi. Túi phình càng to thì thành mạch càng yếu và mỏng dần, chẳng may bị vỡ sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như đột quỵ xuất huyết não.Cải thiện di chứng đột quỵ não nhờ enzyme nattokinase

- Dị dạng mạch máu não: Các chứng dị dạng động tĩnh mạch hiếm gặp, chỉ xuất hiện trong 1% dân số. Tuy vậy, bệnh làm suy yếu mạch máu trong và xung quanh tại não, dễ gây nên xuất huyết não.

Biện pháp cải thiện và phục hồi di chứng sau xuất huyết não

Để dự phòng xuất huyết não, người bệnh cần kiểm soát tốt các yếu tố tim mạch như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch… Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cần thực hiện chế độ ăn lành mạnh; Ăn giảm mặn; Ăn nhiều thực phẩm giàu kali; Kiêng rượu bia, thuốc lá.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Phòng tránh tăng huyết áp gây xuất huyết não.

Trang Vũ - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 15/05/2024

    Những biện pháp ngăn ngừa xơ vữa động mạch

    Xơ vữa động mạch là sự tích tụ của mảng bám trong các động mạch, làm cho chúng cứng và thu hẹp. Tình trạng này phát triển chậm dần qua nhiều năm. Nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch dựa trên một số yếu tố nguy cơ khác nhau.

  • 15/05/2024

    Làm thế nào để bảo vệ làn da khi hoạt động ngoài trời?

    Hoạt động ngoài trời dưới ánh nắng gay gắt của mùa Hè làm tăng nguy cơ cháy nắng, ung thư da. Áp dụng các biện pháp chống nắng kỹ càng giúp bạn bảo vệ làn da khỏi tác động tiêu cực của tia cực tím.

  • 14/05/2024

    Bổ sung magne thế nào để giảm đau đầu?

    Magne hay magie đóng vai trò quan trọng với hoạt động thần kinh và cơ bắp. Bổ sung vi chất này có thể giúp bạn kiểm soát tình trạng cơn đau nửa đầu dữ dội.

  • 14/05/2024

    Dấu hiệu cảnh báo chứng tự kỷ ở trẻ

    Căn bệnh tự kỷ ngày càng trở thành mối đe đọa đối với sự phát triển của trẻ em đồng thời cũng gây ra nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh. Vậy làm thế nào để nhận biết bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ?

  • 14/05/2024

    GIẢM CĂNG THẲNG MÙA THI KHÔNG KHÓ

    Những “bí kiếp” sau đây sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng và cảm thấy thoải mái hơn cho kì thi.

  • 14/05/2024

    Lý do khiến cơn ho của bạn không cải thiện

    Có một số lý do khiến cơn ho của bạn mãi không cải thiện. Lời giải thích có thể đơn giản như dị ứng hoặc nhiễm trùng kéo dài, nhưng cũng có thể nghiêm trọng hơn. Điều quan trọng là phải tìm hiểu tận gốc nguyên nhân và thực hiện các bước để giữ cho tình trạng của bạn không trở nên tồi tệ hơn.

  • 13/05/2024

    Đau nhức xương khớp ở người trẻ tuổi

    Đau nhức xương khớp ở người trẻ ngày càng có dấu hiệu gia tăng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày và cả chức năng vận động

  • 13/05/2024

    VACCINE “BÌNH ĐẲNG GIỚI”

    Bộ Y tế mở rộng chỉ định tiêm vaccine Gardasil 9 ngừa HPV cho người 27-45 tuổi, áp dụng từ ngày 10/5.

Xem thêm