Ung thư dạ dày đứng thứ 6 trong số các bệnh lý ung thư thường gặp. Theo nghiên cứu có hơn 70% các trường hợp mắc ung thư dạ dày xảy ra ở các nước đang phát triển.
Lo lắng về việc có thể mắc ung thư dạ dày khi nhiễm vi khuẩn HP khiến nhiều người lạm dụng xét nghiệm và điều trị diệt vi khuẩn H.P. Việc này có thực sự tốt? Bài viết của TS. BS.Vũ Trường Khanh-Giám đốc trung tâm Tiêu hóa – Gan mật Bệnh viện Bạch Mai về vấn đề này.
Vi khuẩn Helicobacter Pylori (H.P) sống trong lớp nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày, là nguyên nhân chính gây ra viêm, loét dạ dày - tá tràng. Đây cũng là tác nhân gây ung thư dạ dày - loại ung thư nguy hiểm thường gặp ở nước ta.
Vi khuẩn HP dễ lây nhiễm, đặc biệt thông qua thói quen dùng chung đũa, mớm thức ăn cho trẻ của người lớn.
Nhiễm H.pylori có thể không triệu chứng, cũng có thể gây viêm - loét dạ dày hay triệu chứng tiêu hóa khác và thậm chí diễn tiến thành ung thư dạ dày theo thời gian.
Ung thư dạ dày là một trong những loại ung thư phổ biến nhất, bệnh nhân thường được phát hiện muộn, tiến triển nhanh, tiên lượng nặng với tỷ lệ tử vong cao. Vậy, những trường hợp nào cần phải cảnh giác và nên khám tầm soát sớm căn bệnh nguy hiểm này?
Vi khuẩn Hp gây bệnh dạ dày ngày càng khó diệt do tình trạng kháng thuốc gia tăng báo động tại Việt Nam. Hiện nay, tỷ lệ Hp kháng thuốc kháng sinh như Metronidazol lên tới 90%, Clarithromycin lên tới 50% tại nhiều khu vực tại Việt Nam mang lại thách thức to lớn cho thầy thuốc trong điều trị bệnh lý dạ dày có vi khuẩn Hp.
Loét dạ dày tá tràng là một bệnh rất thường gặp, đây là hiện tượng phá hủy cục bộ niêm mạc dạ dày. Loét dạ dày có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có thiếu máu.
Helicobacter pylori (Hp hay vi khuẩn Hp), do hai bác sỹ người Úc là Warren J.R và Marshall B.J phát hiện ra lần đầu tiên vào năm 1982 đã làm thay đổi hoàn toàn quan điểm về bệnh học và điều trị các bệnh lý dạ dày.