Mũi đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể chúng ta. Có thể ví von, mũi là cửa vào của đường hô hấp. Từ chính cửa vào này lại là nơi mà các mầm bệnh khác nhau từ vi khuẩn đến các loại virus, xâm nhập vào đường hô hấp và gây bệnh.
Với em bé, kiểu thở thường bằng mũi. Các cháu hoàn toàn hoặc rất ít thậm chí là không biết thở bằng miệng. Chính vì vậy, để bé có thể hít thở, ăn uống, ngủ nghỉ tốt... thì mũi phải được thông thoáng.
Thế nhưng, em bé lại không biết tự làm việc đó cho chính bản thân mình. Trên thực tế, việc này để lại rất nhiều phiền toái, ưu tư cho cha mẹ và khó chịu cho các cháu.
Nếu chúng ta biết vệ sinh mũi cho trẻ đúng cách sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho các cháu. Nhờ đó, bé có thể ăn uống, ngủ nghỉ được như bình thường và trên hết là mang lại niềm vui và sự an tâm cho các bậc cha mẹ.
Vậy làm thế nào để vệ sinh mũi cho trẻ nhỏ vừa hiệu quả lại an toàn? Trước khi bắt đầu, các bậc phụ huynh cần rửa tay bằng nước và xà phòng hoặc dung dịch nước sát trùng nhanh. Đồng thời cần chuẩn bị nơi vệ sinh mũi cho em bé, tốt nhất là rộng rãi thoáng mát và đủ ánh sáng.
Gần đây thì có một số loại dung dịch nước muối sinh lý đẳng trương, đơn liều. Ưu điểm của loại này là đầu tròn vì thế sẽ đỡ làm tổn thương cho mũi bé trong quá trình vệ sinh. Bố mẹ không nên dùng các loại bơm tiêm vì áp lực bơm rất mạnh, có thể làm tổn thương mũi, thậm chí khiến bé bị sặc. Bên cạnh đó cũng có thể sử dụng một số dụng cụ có thể thấm mũi cho bé, chẳng hạn như các loại giấy thấm hoặc miếng vải cũng rất thuận tiện, vì như vậy có thể choàng lên cổ của bé.
Thứ hai, bố mẹ có thể chuẩn bị thêm một vài cái bấc sâu kèn. Chúng ta gấp theo góc nhọn tờ giấy. Ở đầu to, chúng ta vê nhỏ lại cho vừa vặn với chiếc mũi rất nhỏ của cháu bé.
Nên vệ sinh mũi cho bé ở tư thế nằm và có thể sử dụng những khăn vải lót dưới cổ bé để tránh những chất tiết sẽ rơi vãi ra ngoài. Sau đó đưa ống nước muối sinh lý đơn liều vào trong lỗ mũi của em bé. Lưu ý, nên đưa ống ở tư thế nghiêng để tia nước hướng vào thành bên của mũi. Tiếp đến bóp vào thành bên của mũi theo đúng số lượng nước muối sinh lý cần thiết. Chúng ta lưu giữ một chút, để nước muối sinh lý có thể ngấm vào các chất xuất tiết, đặc biệt là loại đặc ở trong mũi.
Chúng ta có thể dùng một ngón tay xoay nhẹ vào bên cánh mũi em bé vài lần. Sau đó có thể sử dụng bấc sâu kèn để đưa sâu vào trong lỗ mũi. Do tính hút nước tốt của những loại giấy vải này, các chất tiết trong mũi sẽ được thấm ra ngoài. Sau đó chúng ta tiếp tục đổi tay để thực hiện tiếp bên đối diện.
Với em bé khỏe mạnh bình thường, một ngày mẹ nên thực hiện vệ sinh mũi từ 2-3 lần là đủ. Nhưng nếu em bé trong tình trạng bị viêm mũi, đặc biệt khi tình trạng xuất tiết mũi nhiều thì chúng ta cần làm 4-6 lần mỗi ngày. Khi làm vệ sinh mũi cần tránh lúc bé mới bú xong, khi bụng còn no. Vì trong quá trình làm em bé có khả năng sẽ khóc, nôn ói, nguy cơ hít sặc hoàn toàn có thể xảy ra. Tốt nhất là nên thực hiện làm khi em bé chưa bú, còn đói. Như thế, ngoài việc tránh được nguy cơ hít sặc do nôn ói, khi thông thoáng mũi cũng là điều kiện thuận lợi để bé bú tốt hơn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Kỹ thuật súc rửa mũi khi bị cảm lạnh và dị ứng.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.