Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tổ chức Y tế thế giới lo ngại vi rút ZIKA sẽ lây lan ra toàn châu Mỹ

Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới khu vực châu Mỹ, vi rút Zika (một loại vi rút truyền qua muỗi Aedes - loại muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết) có tốc độ lan truyền rất nhanh, đặc biệt tại khu vực châu Mỹ.

Kể từ khi được phát hiện đầu tiên tại Brazil vào tháng 5/2015, đến ngày 23/01/2016 vi rút này đã lan truyền tới 21 quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực châu Mỹ.

Có hai lý do để vi rút Zika lây truyền nhanh đó là: (1) người dân chưa từng phơi nhiễm với vi rút Zika nên không có miễn dịch trong cộng đồng, (2) loại muỗi Aedes truyền vi rút Zika phổ biến ở hầu hết các nước khu vực châu Mỹ trừ Canada và lục địa Chile. Tổ chức Y tế thế giới khu vực châu Mỹ cho rằng vi rút Zika sẽ tiếp tục lan truyền tới hầu hết các nước và vùng lãnh thổ khu vực châu Mỹ tại những nơi có lưu hành muỗi Aedes.

Vai trò của muỗi Aedes truyền vi rút Zika đã được khẳng định rõ ràng trong khi các đường lây truyền khác thì rất hạn chế. Vi rút Zika cũng đã được phân lập trong tinh dịch và cũng ghi nhận một trường hợp có khả năng lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên cần có thêm những bằng chứng để khẳng định việc lây truyền vi rút Zika qua đường tình dục.

Vi rút Zika có thể lây truyền qua đường máu nhưng không phải là phổ biến. Tuy nhiên việc hiến máu và truyền máu cần được tuân thủ các quy trình chuẩn để đảm bảo an toàn.

Các bằng chứng về việc truyền bệnh từ mẹ sang con cũng rất hạn chế. Các nghiên cứu gần đây có thể cung cấp thêm bằng chứng về việc truyền từ mẹ sang con khi sinh cũng như hiểu biết thêm về vi rút ảnh hưởng như thế nào tới trẻ sơ sinh.

Hiện nay không có bằng chứng về việc lây truyền vi rút Zika qua sữa mẹ. Những bà mẹ trong vùng lưu hành vi rút Zika vẫn nên cho con bú sữa mẹ bình thường.

Các biện pháp phòng bệnh hiệu quả là (1) loại trừ nơi sinh sản của muỗi, đặc biệt là những đồ đựng nước, (2) ngăn chặn muối đốt. Các khuyến cáo của WHO khu vực châu Mỹ để phòng chống bệnh do vi rút Zika:

Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi bằng cách thu dọn những vật dụng đựng nước nơi muỗi có thể đẻ trứng như thùng, xô, chậu, lọ hoa, lốp xe và đầy nắp kín những nơi đựng nước sinh hoạt. Điều này cũng góp phần khống chế dịch sốt xuất huyết và chikungunya.

Người dân sống trong khu vực lưu hành muỗi Aedes cần phòng muỗi đốt bằng bôi hóa chất đuổi muỗi hoặc mặc quần áo dài để tránh bị muối đốt; đóng các cửa để muỗi không vào nhà, nằm màn khi ngủ kể cả ban ngày (khi muỗi hoạt động).

Phụ nữ mang thai nên được chăm sóc cẩn thận để tránh bị muỗi đốt. Mặc dù bệnh do vi rút Zika chủ yếu có biểu hiện nhẹ nhưng vụ dịch Zika tại Brazil đã trùng hợp với sự gia tăng đáng kể các trường hợp mắc bệnh đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh.

Phụ nữ khi đi đến vùng lưu hành vi rút Zika nên tư vấn cán bộ y tế trước và sau khi trở về; trong trường hợp có phơi nhiễm với vi rút Zika nên tư vấn với cán bộ y tế để theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình mang thai.

Tổ chức Y tế thế giới khu vực châu Mỹ tiếp tục làm việc với các quốc gia thành viên để tăng cường kiểm soát muỗi, tuyền thông về những nguy cơ của vi rút Zika để khuyến khích các biện pháp phòng chống và thiết lập hệ thống giám sát vi rút Zika và những biến chứng nghi ngờ có thể xảy ra như chứng đầu nhỏ, hội chứng Guillain-Barre, những rối loạn về thần kinh, miễn dịch.

Trước tình hình dịch do vi rút Zika diễn biến phức tạp, lây lan nhanh tại nhiều nước trên thế giới, Bộ Y tế thường xuyên liên hệ với Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam để nắm tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống, đồng thời đã có văn bản chỉ đạo các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur tiến hành giám sát và xét nghiệm xác định sự lưu hành của vi rút Zika tại Việt Nam; đến nay chưa có báo cáo ghi nhận sự lưu hành của vi rút này tại Việt Nam, tuy nhiên nguy cơ xâm nhập vi rút Zika vào nước ta là hoàn toàn có thể do Việt Nam lưu hành loại muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết đồng thời sự giao lưu thương mại, du lịch, lao động giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.

Để chủ động phòng chống bệnh do vi rút ZIKA xâm nhập và lây lan tại nước ta, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

- Người nhập cảnh về từ các quốc gia có lưu hành vi rút ZIKA chủ động tự theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày, nếu có biểu hiện sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

- Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

- Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...

- Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

- Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất diệt muỗi để phòng, chống dịch.

21 quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực châu Mỹ có lưu hành vi rút Zika: Barbados, Bolivia, Brazil, Colombia, the Dominican Republic, Ecuador, El Salvador, French Guiana, Guatemala, Guadeloupe, Guyana, Haiti, Honduras, Martinique, Mexico, Panama, Paraguay, Puerto Rico, Saint Martin, Suriname and Venezuela.

Theo Cục Y tế dự phòng
Bình luận
Tin mới
  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

Xem thêm
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng
Phần mềm đánh giá tình trạng dinh dưỡng