Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phần màu vàng trong con cua biển có ăn được không?

Sau khi được khai sáng thông tin về nó, chắc chắn chính bạn cũng sẽ thấy rất ngạc nhiên đấy.

Chủ đề dạo gần đây đang gây tranh cãi trên mạng xã hội đó là: "Phần màu vàng" bên trong con cua biển thật sự là gì?

Đây là một phần khá đặc trưng của con cua biển, nhiều người thích ăn nó vì hương vị béo ngậy hấp dẫn, nhưng một số khác lại cho rằng chúng bẩn, không tốt và không thể ăn được. 

Vậy thực hư của "phần màu vàng" này là gì, liệu có ăn được không và ăn như thế nào là đúng nhất?

"Phần màu vàng" của cua biển liệu có ăn được và tốt không vẫn là câu hỏi chưa có giải đáp với nhiều người.

"Phần màu vàng" của cua biển thực sự là gì?

Dân gian vẫn gọi "lớp nhầy màu vàng" này là gạch cua biển, bộ phận thường được thấy sau khi gỡ mai cua biển ra. 

Còn giải thích theo mặt khoa học, phần "gạch" này chính là nơi chứa các tế bào sinh dục của loài cua biển. Đối với cua đực thì đó là hệ thống các tế bào sinh tinh, còn ở cua cái thì đó là buồng trứng của nó. 

Gạch cua biển thường thấy sẽ là một lớp nhầy màu vàng hoặc phần màu đỏ cam được gọi là gạch son.

Thật không ngờ, phần ngon nhất của loài cua lại chính là... tế bào sinh dục của chúng.

Cua biển có gạch đa phần là những con cái, thường không có nhiều thịt nhưng đổi lại phần gạch lại rất nhiều, chiếm gần 2/3 yếm. Cách dễ dàng để nhận biết gạch cua là khi mua cua biển về, bóc phần mai ra và nhìn vào lưng cua, bạn sẽ thấy một "phần màu vàng" mềm mềm - đó chính là phần gạch cua quý giá. 

Gạch cua biển không những ăn được mà còn là nguồn dưỡng chất bổ dưỡng

Khi đã vỡ lẽ thực tế phần gạch mà mọi người hay gọi là gì thì nhiều người thắc mắc phần màu vàng đó trong cua biển có ăn được không? Và câu trả lời là CÓ, thậm chí còn rất ngon bổ là đằng khác.

Trong gạch cua biển chứa một nguồn protein cực lớn giúp tái tạo các tế bào, hỗ trợ sự chuyển hóa chất trong cơ thể dễ dàng hơn. Chưa kể gạch cua còn giúp nam giới bổ khí, sinh tinh và trợ dương rất tốt.

Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, gạch cua biển còn chứa nhiều axit béo omega-3 giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh tim mạch và bệnh trầm cảm. Hầu như các chất dinh dưỡng trong gạch cua đều cao hơn hẳn một vài loại thịt, cá khác. 

Gạch cua không những ngon mà còn chứa nhiều protein có lợi cho cơ thể.

Nhờ giá trị dinh dưỡng cao nên gạch cua biển thường xuyên được chọn để đưa vào nhiều món ăn khác nhau.

Tuy gạch cua có chứa cholesterol nhưng nó ở một mức độ rất thấp và tốt cho sức khỏe. Trên thực tế, ăn cholesterol vừa phải rất tốt cho những bệnh nhân bị cao huyết áp hay các bệnh về tim mạch khác.

Nếu ăn gạch cua biển ngay đầu bữa ăn, nó sẽ giúp cơ thể trao đổi chất tốt hơn. 

Ăn cua biển quá nhiều cũng gây hại cho sức khỏe

Cái gì nhiều quá cũng không tốt, ăn nhiều gạch cua cũng vậy. Mới đây, Bộ Y tế Mỹ đã phân loại gạch cua thuộc nhóm không an toàn cho sức khỏe con người. Họ khuyến cáo người dân không nên ăn quá nhiều phần "mềm" màu vàng của cua hay tôm hùm vì tất cả cadmium, biphenyls polychlorin (PCB) cùng các chất ô nhiễm khác đều tập trung ở đó.

Hơn nữa, dù là loại thực phẩm bổ dưỡng nhưng hiện nay cua đã và đang phải chịu tác động của ô nhiễm môi trường, khiến chúng trở thành "ổ chứa" của nhiều loại độc chất nguy hiểm. 

Thế nên nếu ăn quá nhiều, cơ thể sẽ vô tình dung nạp độc tố trong thịt và gạch của chúng, để rồi phát bệnh lúc nào không hay.

Tốt thì có tốt nhưng cũng không nên ăn quá nhiều cua đâu nhé.

Ngoài ra, cua là một trong số những loài thủy hải sản gây dị ứng hàng đầu nên cần thận trọng khi ăn, đặc biệt không nên ăn cua quá nhiều để tránh dị ứng. 

Đối với người có tiền sử bị dị ứng, chỉ ăn một lượng nhỏ cua thôi cũng gây nổi mề đay, ngứa ngáy toàn thân, nôn nao, đau đầu, chóng mặt và thậm chí là hôn mê sâu nếu không được cấp cứu kịp thời.

Những người mắc bệnh tiểu đường, bệnh gout, bệnh gan hoặc bệnh thận cũng không nên ăn quá nhiều cua vì lượng natri của chúng sẽ làm bệnh nặng thêm. Bên cạnh đó, cua còn là loài có tính hàn rất mạnh nên nếu ăn nhiều cua và gạch sẽ gây lạnh bụng, đau bụng hay nặng hơn là tiêu chảy cấp. 

Vậy ăn cua thế nào mới đúng cách?

Trung tâm An toàn thực phẩm (CFS) đã chứng minh ăn gạch cua ở mức độ vừa phải sẽ hoàn toàn không gây hại gì mà còn tốt cho sức khỏe. Tốt nhất mỗi lần ăn cua bạn chỉ nên ăn khoảng 1-2 con là đủ.

Ngoài ra SFA cũng lên tiếng cảnh báo rằng, dù thèm thế nào thì cũng nên hạn chế ăn cua lông vì chúng chứa nhiều dioxin trong cơ thể. 

Nhưng cần hiểu rõ là chỉ có cua lông và gạch của chúng mới bị nhiễm độc dioxin, còn hầu như các loại cua khác vẫn an toàn. Khi mua cần lựa chọn những nguồn cung uy tín để đảm bảo cua được bắt ở môi trường không bị ô nhiễm.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý một số điều khi chế biến và ăn cua để giúp cơ thể tránh được những sự cố không mong muốn:

- Ăn cua có chừng mực, tránh tiêu thụ quá mức.

- Sơ chế cua thật sạch bằng cách dùng bàn chải để chà sạch bùn trên vỏ, chân và càng.

- Nấu chín kỹ, bởi trong cơ thể cua chứa nhiều vi khuẩn và bùn đất nên nếu ăn không chín sẽ dễ bị đau bụng hoặc tiêu chảy.

- Nên ăn cua tươi sống, bởi cua chết thường có rất nhiều vi khuẩn sinh sôi nảy nở rồi xâm nhập vào phần thịt cua. Nếu ăn không hết, hãy bảo quản ở nơi thoáng mát sạch sẽ, khi ăn cần phải đun lại.

- Không được uống trà và ăn quả hồng trong hoặc sau khi ăn cua bởi chúng gây kết tũa và lên men trong ruột làm cơ thể buồn nôn, đau bụng và đi ngoài.

- Những đối tượng cảm sốt, đau dạ dày, tiêu chảy, viêm dạ dày mãn tính, loét tá tràng, viêm túi mật, sỏi mật… cần hạn chế ăn cua để tránh cho bệnh trầm trọng thêm.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Thủy hải sản có vỏ tốt cho sức khỏe của bạn như thế nào?

Theo Giáo dục và thời đại
Bình luận
Tin mới
  • 26/11/2024

    Tóc bạc sớm do thiếu chất gì?

    Tóc bạc sớm là tình trạng nhiều người gặp phải. Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến tóc bạc sớm là do thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng.

  • 26/11/2024

    Mất cơ do lão hóa

    Mọi người đều mất cơ theo tuổi tác, thường là khoảng 3%-5% mỗi thập kỷ sau tuổi 30. Những người ít vận động sẽ mất nhiều cơ. Mất cơ trở nên rõ rệt hơn và tăng tốc ở độ tuổi khoảng 60. Sau tuổi 80, các nghiên cứu cho thấy có khoảng 11% đến 50% số người bị teo cơ.

  • 25/11/2024

    Cách khắc phục 3 vấn đề da thường gặp ở phụ nữ sau sinh

    Ở giai đoạn mang thai và sau sinh, phụ nữ phải trải qua nhiều thay đổi về sức khỏe nói chung và làn da nói riêng. Vậy cần làm gì để đối phó với các vấn đề da thường gặp sau sinh, duy trì làn da khỏe đẹp?

  • 25/11/2024

    Phòng ngừa các bệnh thường gặp ở người cao tuổi khi giao mùa

    Thời điểm giao mùa thường đi kèm với những biến đổi thất thường về thời tiết. Theo đó, những thay đổi này có thể là thách thức lớn đối với người cao tuổi khi hệ miễn dịch của họ bị suy giảm kèm theo sự hiện diện của các bệnh mạn tính. Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở người cao tuổi và cách phòng ngừa hiệu quả khi giao mùa nhé!

  • 25/11/2024

    Sống chung với bệnh hen suyễn mùa lạnh: Mẹo kiểm soát cơn hen hiệu quả

    Hen suyễn hay hen phế quản, là một bệnh viêm mãn tính đường hô hấp. Bệnh đặc trưng bởi các cơn khó thở, thở khò khè, tức ngực và ho khan, thường xuất hiện đột ngột và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

  • 25/11/2024

    Dấu hiệu cảnh báo bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần chú ý

    Bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính (COPD) gây ra 30.000 ca tử vong mỗi năm tại Anh. Tuy nhiên, theo một khảo sát gần đây cho thấy nhiều người dân tại quốc gia này vẫn chưa biết về triệu chứng của bệnh.

  • 25/11/2024

    Xăm hình có thể gây ung thư?

    Xăm hình đã trở thành một hình thức nghệ thuật phổ biến trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn có những lo ngại về tác động lâu dài của việc xăm hình đối với sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ ung thư.

  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

Xem thêm