Ngày 3/3, BS Nguyễn Trung Cấp, khoa Cấp cứu (BV Bệnh nhiệt đới TW) cho biết, khoa tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam 30 tuổi (Thụy Phương, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bị mắc dịch bệnh viêm não mô cầu nguy hiểm.
Theo BS Cấp, hiện tại bệnh nhân tỉnh nhưng các triệu chứng viêm màng não rất rõ ràng với biểu hiện nôn, đau đầu nhiều. Tuy trên cơ thể người bệnh không xuất hiện các ban điển hình của viêm màng não mủ, nhưng kết quả cấy dịch não tủy đã khẳng định người bệnh mắc não mô cầu.
Trước đó, ngày 27/2 bệnh nhân này bắt đầu có biểu hiện sốt, đau đầu, nôn và buồn nôn. Sau 2 ngày sốt bệnh nhân thêm triệu chứng lơ mơ, hôn mê nên được gia đình đưa vào BV ĐK Đông Anh- Hà Nội. Tại đây bệnh nhân được chẩn đoán viêm màng não và chuyển đến BV Nhiệt đới TW. Như vậy, đây là ca bệnh đầu tiên mắc não mô cầu trong năm mà BV tiếp nhận và cũng là ca đầu tiên ghi nhận tại Hà Nội. Trước đó, trong năm 2015 BV này tiếp nhận khoảng 5 – 6 ca viêm màng não mủ tới điều trị.
Ngay khi có kết quả khẳng định, BV đã thông báo với BV Đa khoa Đông Anh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội để các đơn vị khoanh vùng, giám sát người tiếp xúc gần với bệnh nhân, dùng thuốc dự phòng bệnh. Tại BV Nhiệt đới TW, bệnh nhân cũng được điều trị cách ly, phòng nguy cơ lây cho bệnh nhân khác.
Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, sau khi phát hiện ca bệnh đầu tiên, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới đã thông báo các đơn vị liên quan để khoanh vùng, giám sát khoảng 30 người tiếp xúc gần với bệnh nhân, dùng kháng sinh dự phòng.
Sau Hải Dương với ca nữ sinh cấp 3 tử vong vì mắc não mô cầu, Hà Nội trở thành địa phương thứ 8 ghi nhận căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này.
Về ổ dịch não mô cầu tại Hải Dương với ca bệnh là nữ sinh cấp 3 tử vong vì căn bệnh nguy hiểm này, ngày 3/3, ông Bùi Huy Nhanh, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hải Dương cho biết đến nay sau 10 ngày theo dõi hiện những người tiếp xúc gần bệnh nhân sức khỏe bình thường, không cần tiếp tục cách ly, không có ca bệnh mới.
Thông tin từ Cục Y tế dự phòng- Bộ Y tế cho biết, trong năm 2015 và những tháng đầu năm 2016 cả nước ghi nhận các trường hợp mắc bệnh rải rác tại một số tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, Sơn La, Hòa Bình, Gia Lai, Nam Định, Lạng Sơn, Hải Dương, Hà Nội…, trong đó đã có trường hợp tử vong.
Loại vi khuẩn có thể giết người khoẻ mạnh trong 24 giờ
Theo BS Cấp dù số ca gặp không nhiều, nhưng do não mô cầu là một căn bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, có thể dẫn tới tử vong hoặc để lại nhiều di chứng nặng, đặc biệt có thể lây lan qua đường hô hấp nên căn bệnh này luôn được cảnh báo nguy hiểm. Đặc biệt với thuể nhiễm khuẩn huyết viêm màng não mủ có thể gây diễn biến tối cấp, làm bệnh nhân tử vong ngay trong 24 giờ khởi bệnh khiến bác sĩ đôi khi chưa kịp chuẩn đoán, chưa kịp điều trị thì bệnh nhân đã tử vong.
“Vi khuẩn gây não mô cầu cư trú tại vùng hầu họng người bệnh. Khi tiếp xúc, nói chuyện vi khuẩn có thể theo các giọt nước bọt bắn ra ngoài lây truyền cho người xung quanh. Vì thế, hầu hết người tiếp xúc gần bệnh nhân đều phải uống thuốc dự phòng”, BS Cấp nói.
Chưa kể, bình thường vi khuẩn não mô cầu có thể tồn tại ở vùng hầu họng người lành mang trùng mà không phát bệnh, bất ngờ gây bệnh khi có điều kiện nên các bác sĩ khuyến cáo mọi người có thể ngăn ngừa chủ động căn bệnh này bằng vắc xin.
Triệu chứng của bệnh
Thời gian ủ bệnh của viêm não mô cầu từ 2-10 ngày, thông thường 3-4 ngày.
Biểu hiện dễ thấy nhất của viêm màng não mô cầu là sốt đột ngột (39-40 độ C), xuất hiện ban máu (tử ban) vào ngày đầu tiên sốt, có thể kèm nôn ói, đau đầu, ớn lạnh. Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân sẽ sợ ánh sáng, cứng gáy, mê sảng, co giật, mất ý thức.
Các nốt ban máu rất dễ nhầm với liên cầu khuẩn lợn. Khi xuất hiện, ban máu sẽ lan rất nhanh cả về số lượng và kích thước. Khi đó người bệnh cần thận trọng vì có thể rơi vào thể tối cấp với diễn biến vô cùng nhanh, trong vài giờ có thể suy hô hấp, sốc phổi và tử vong.
Việc chẩn đoán não mô cầu ở giai đoạn sớm gặp nhiều khó khăn vì triệu chứng bệnh giống như những triệu chứng viêm màng não siêu vi thông thường khác. Viêm não mô cầu có nhiều thể bệnh, trong đó thể nặng nhất là nhiễm trùng huyết tối cấp với 80% bệnh nhân tử vong, ở thể viêm màng não mủ có tỉ lệ tử vong từ 30-40%.
Ngay cả khi bệnh được chẩn đoán sớm và điều trị tích cực từ khi bắt đầu, thì vẫn có 5% - 10% bệnh nhân tử vong, thường trong vòng 24-48 giờ sau khi khởi phát triệu chứng.
Điều trị bệnh như thế nào?
Hiện nay, có 2 oại vắc xin phòng ngừa viêm não mô cầu là BC (cho trẻ 3 tháng tuổi trở lên) và AC (cho trẻ trên 21 tháng tuổi). Người lớn cũng có thể tiêm phòng.
Sau tiêm 10 ngày, cơ thể sẽ có miễn dịch bảo vệ và kháng thể nhưng sau 3 năm sẽ giảm, do đó sau thời gian này cần tiêm nhắc lại mũi thứ 2.
Với những người đã nhiễm bệnh, ở thể nhẹ, bệnh nhân có thể qua khỏi nếu được nhập viện và điều trị bằng kháng sinh càng sớm càng tốt.
Khi bệnh nhân đã ở thể nặng, việc dùng thuốc kháng sinh chỉ giúp ngăn ngừa nguy cơ tử vong hoặc giảm nguy cơ gặp biến chứng. Thống kê cho thấy, có khoảng 11-19% bệnh nhân sống sót sẽ có các khuyết tật lâu dài như mất tay chân, tổn thương não, tổn thương các cơ quan nội tạng như thận, các giác quan như thị giác, thính giác...
Để điều trị cho bệnh nhân viêm não mô cầu, các cơ sở y tế có thể dùng các thuốc kháng sinh như penicillin, ampicillin, chloramphenicol. Tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng, bệnh nhân có thể phải dùng thêm các phương pháp điều trị hỗ trợ khác.
Để phòng bệnh viêm não, màng não do não mô cầu, tránh lây lan trong cộng đồng, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện tốt một số biện pháp sau:
1. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường.
2. Thực hiện tốt vệ sinh nơi ở, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc.
3. Chủ động tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho trẻ, vắc xin được tiêm tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ.
4. Khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.