Bệnh viện Châm cứu T.W đã khánh thành và đưa vào sử dụng tòa nhà kỹ thuật cao châm cứu Việt Nam vào ngày 30/12. Công trình có tổng mức đầu tư là 220 tỷ đồng với quy mô 220 giường bệnh, trong đó có 150 giường bệnh chất lượng cao theo mô hình bệnh viện khách sạn.
Bộ trưởng Bộ Y tế dự và cắt băng khánh thành công trình tòa nhà kỹ thuật cao của Bênh viện Châm cứu TW
Phát biểu tại đây, Bộ trưởng nhấn manh: Việc khánh thành, đưa vào sử dụng tòa nhà kỹ thuật cao châm cứu Việt Nam giúp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người bệnh, đồng thời góp phần chống quá tải, làm thay đổi bộ mặt ngành y dược cổ truyền.
“Đây cũng là cơ sở để Bệnh viện châm cứu TW phát triển đến năm 2020 là bệnh viện đầu ngành về châm cứu, có cơ sở vật chất hiện đại và đồng bộ, đáp ứng nhiệm vụ được giao. Đây sẽ là trung tâm y tế chuyên sâu về châm cứu kết hợp chặt chẽ giữa y học cổ truyền và y học hiện đại, phát triển mạng lưới và các phương pháp châm cứu để ứng dụng khoa học công nghệ mới trong khám, chữa bệnh chất lượng cao, nghiên cứu khoa học”- Bộ trưởng nói.
Theo PGS.TS Nghiêm Hữu Thành- giám đốc Bệnh viện Châm cứu TW, những năm qua, bệnh viện chú trọng phát triển các hình thức châm ngày càng phong phú như: thể châm, nhĩ châm, mai hoa châm, đại trường châm, điện châm, thủy châm, cấy chỉ… phối hợp hài hòa để điều trị nhiều chứng bệnh khó như chứng đau, chứng liệt. Hiện nay châm cứu được sử dụng như một phương pháp chính để chữa một số bệnh, như: liệt do tai biến mạch máu não, đau đầu, mất ngủ, giảm thính lực, đau lưng, thấp khớp, liệt mắt…
Trong đó châm giảm đau, châm tê phẫu thuật là một phương pháp độc đáo của y học phương đông, phương pháp này không dùng thuốc gây mê, gây tê mà vẫn giảm đau cho người bệnh.
Bệnh viện Châm cứu T.W được thành lập năm 1982, đến nay đã trở thành bệnh viện chuyên khoa hạng một trực thuộc Bộ Y tế, có đội ngũ cán bộ khoa học chủ lực của ngành châm cứu Việt Nam, là tuyến chuyên môn cao nhất về châm cứu trong công tác khám, chữa bệnh.
Cũng nhân dịp này, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã đi thăm, động viên và tặng quả bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.