Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

9 lý do khiến bạn bị ngứa vùng kín và cách khắc phục

Hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân bị ngứa âm đạo và cách khắc phục chúng.

Trong tất cả những vấn đề ngứa ngáy khó chịu trên cơ thể thì ngứa vùng kín (âm đạo) là một trong những điều tồi tệ nhất. Không chỉ gây khó chịu và bực bội mà nó cũng là vấn đề đáng lo ngại. Sự thật là, có rất nhiều lý do  gây ngứa ở vùng âm hộ và âm đạo, và nhiều lý do có thể dễ dàng khắc phục. Hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây ngứa âm đạo và cách khắc phục chúng.

1. Nấm âm đạo

Là nguyên nhân phổ biến nhất gây ngứa âm đạo. Còn được gọi là nhiễm trùng nấm men, đây là một bệnh nhiễm trùng phổ biến và khiến âm đạo tiết ra chất dịch màu trắng, giống như sữa và các triệu chứng ngứa.

Điều trị: Nhiễm nấm âm đạo có thể dễ dàng điều trị bằng cách sử dụng thuốc đặt âm đạo Clotrimazole hoặc uống một viên thuốc Fluconazole 150mg. Ngoài ra, sử dụng kem có chứa Clotrimazole để giúp giải quyết và giảm các triệu chứng.

2. Viêm âm đạo do vi khuẩn
Viêm âm đạo do vi khuẩn là một bệnh nhiễm trùng phổ biến của âm đạo có thể xảy ra khi mất sự cân bằng tự nhiên của vi khuẩn trong âm đạo. Điều này có thể gây kích ứng và ngứa âm đạo dữ dội.

Điều trị: cần đến bác sĩ để lấy mẫu bệnh phẩm để chẩn đoán xác định. Điều trị thích hợp sau đó có thể được tư vấn và liên quan đến thuốc hoặc thuốc kháng sinh đường uống.


3. Tình trạng da
Một nguyên nhân phổ biến khác gây ngứa âm hộ là một tình trạng gọi là Linchen xơ hóa (Lichen Sclerosus). Điều này xảy ra khi bạn có các triệu chứng trong thời gian dài như phát ban trắng loang lổ và thường gặp ở vùng sinh dục (mặc dù nó cũng có thể xuất hiện ở nơi khác trên cơ thể).

Điều trị: Đây là một tình trạng rất dễ kiểm soát, nhưng không dễ chữa. Tốt nhất là bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa để có ý kiến và chẩn đoán chuyên gia. 


4. Thay đổi do mãn kinh
Thiếu estrogen sau khi mãn kinh có thể làm cho niêm mạc âm đạo và da âm hộ dễ bị tác động và kích thích hơn

Điều trị: Một loại kem estrogen tại chỗ hoặc pessary có thể giúp ích.


5. Cho con bú

Phụ nữ cho con bú có thể khiến niêm mạc âm đạo trở nên teo hơn và dễ bị khô và kích ứng.

Điều trị: Hãy thử sử dụng dầu bôi trơn để giảm khô và kích ứng. 

6. Phản ứng dị ứng
Một nguyên nhân phổ biến khác gây ra các triệu chứng ngứa là phản ứng dị ứng với chất làm mềm vải, sản phẩm vệ sinh hoặc sản phẩm xà phòng được sử dụng để giặt.

Điều trị: thay đổi các sản phẩm khác hoặc sử dụng thuốc kháng histamine.


7. Mụn cóc
Mụn cóc sinh dục có thể gây ngứa và chúng xuất hiện dưới dạng một hoặc nhiều u cục với bề mặt không đều, và được gây ra bởi các chủng vi rút HPV.

Điều trị: tiêm phòng vắc-xin HPV làm tỷ lệ mụn cóc giảm. Ngoài ra, mụn cóc thường sẽ tự khỏi, nhưng có thể cần điều trị bằng kem bôi hoặc đốt lạnh. Điều quan trọng là đến gặp bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng bạn bị mụn cóc ở bộ phận sinh dục.


8. Vệ sinh
Vấn đề vệ sinh cá nhân đóng một phần trong ngứa âm hộ và âm đạo. Nếu bạn ngồi trong bộ quần áo thể dục ướt đẫm mồ hôi hoặc không thay đồ lót hàng ngày, bạn có thể bị ngứa. Điều tương tự, các sản phẩm tắm có mùi thơm, thuốc xịt vệ sinh phụ nữ, miếng lót có mùi thơm và giấy vệ sinh có màu đều có thể gây kích ứng.

Điều trị: Cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa đơn giản, chẳng hạn như thay quần áo tập thể dục càng sớm càng tốt, sử dụng xà phòng giữ ẩm đơn giản để giặt và vệ sinh cá nhân thường xuyên.


9. Ung thư hoặc tiền ung thư
Nếu bạn thấy ngứa cũng có thể do ung thư nhưng điều này là cực kỳ hiếm. Một trong những lý do trên là nguyên nhân gây ngứa rất nhiều so với ung thư. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng của bạn vẫn còn, điều quan trọng là phải đến gặp bác sĩ phụ khoa để đưa ra chẩn đoán thích hợp và loại trừ bất cứ điều gì nghiêm trọng hơn. Ung thư phổ biến hơn ở phụ nữ lớn tuổi.

Điều trị: Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh ung thư hoặc tiền ung thư, việc điều trị thường là bằng cách phẫu thuật hoặc kết hợp với các biện pháp hóa trị, xạ trị. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những thắc mắc về vùng kín ở tuổi dậy thì

 

Bùi Thương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 06/07/2025

    Giải pháp làm mát phòng hiệu quả trong mùa hè

    Mùa hè với nền nhiệt cao kéo dài và độ ẩm tăng mạnh không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giấc ngủ. Cảm giác oi bức khiến việc chìm vào giấc ngủ trở nên khó khăn và thường xuyên bị gián đoạn trong đêm.

  • 05/07/2025

    Uống bao nhiêu cà phê là quá nhiều?

    Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?

  • 05/07/2025

    Những câu hỏi thường gặp về nước kiềm

    Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.

  • 05/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 04/07/2025

    Bổ sung creatine đúng cách để cải thiện sức khỏe

    Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.

  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

Xem thêm