Tại Hà Nội, Hội thảo Tham vấn về kế hoạch 5 năm bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2016-2020 do Bộ Y tế tổ chức diễn ra vừa qua tại Hà Nội, nhiệm vụ trọng tâm ngành y tế giai đoạn này sẽ là nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở; mở rộng diện bao phủ của các dịch vụ y tế; đổi mới cơ chế tài chính, thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân...
Giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính Bộ Y tế cho biết, việc giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công đã tạo điều kiện cho đơn vị chủ động sử dụng nguồn lực tài chính, lao động, cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ được giao, chủ động phân bổ nguồn tài chính trên tinh thần tiết kiệm, thiết thực, hiệu quả, mở rộng các hoạt động dịch vụ y tế.
Đối với các nhiệm vụ liên quan đến sử dụng tài chính y tế hiệu quả, bước đầu nghiên cứu và thực hiện đổi mới phương thức chi trả dịch vụ y tế thông qua thí điểm sửa đổi thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT theo định suất và thí điểm phương thức chi trả chi phí khám chữa bệnh theo nhóm chẩn đoán (DRG). Việc thực hiện quản lý giá thuốc theo quy định về đấu thầu mua thuốc theo Thông tư 01/2012/TT-BYT-BTC và các văn bản liên quan đã cho thấy kết quả tích cực về việc cắt giảm chi phí thuốc thanh toán BHYT. Tại nhiều địa phương, giá trị thuốc trúng thầu đã giảm được 20-30% so với kế hoạch của các gói thầu. Kết quả phân tích chi bình quân lượt khám chữa bệnh ngoại trú và nội trú giai đoạn 2010-2014 cho thấy đà tăng chi phí đã giảm đi rõ rệt.
Trong lĩnh vực BHYT đã đáp ứng về cơ bản các nhiệm vụ đề ra trong kế hoạch 5 năm 2011-2015. Bộ Y tế đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan BHXH Việt Nam và các bộ, ngành, đơn vị liên quan xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về BHYT, trong đó, đặc biệt là việc Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật BHYT 2014, có hiệu lực từ 1/1/2015. Diện bao phủ BHYT được mở rộng từ 60,9% năm 2010 lên 71,6% năm 2014 và dự kiến đạt 75% dân số năm 2015. Cùng với việc mở rộng độ bao phủ dân số có BHYT, quyền lợi của người có thẻ BHYT cũng được tăng lên. Mức đồng chi trả đã được điều chỉnh giảm đối với một số nhóm. Tính trung bình một người có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh 2,1 lần/năm 2014 tăng 8,5 lần so với năm 2010.
Đầu tư cho y tế còn nhiều hạn chế
Bộ Y tế cho biết, khó khăn hiện nay trong công tác tài chính y tế đó là đầu tư cho y tế dự phòng còn hạn chế, nhiều địa phương chưa phân bổ đủ mức tối thiểu 30% cho y tế dự phòng theo Nghị quyết 18 của Quốc hội; ở một số địa phương khi có dịch xảy ra mới được cấp kinh phí nên việc chủ động phòng, chống dịch bệnh ngay từ khi chưa xảy ra còn hạn chế. Cơ chế tài chính chưa khuyến khích chất lượng, hoạt động y tế dự phòng và y tế công cộng hiệu quả.
Theo đó, dù tỷ lệ dân số được bao phủ BHYT có tăng nhưng còn nhiều khó khăn, thách thức trong việc mở rộng độ bao phủ cho khoảng 25% dân số còn lại chưa tham gia BHYT, trong đó, chủ yếu là người cận nghèo, người có mức thu nhập trung bình. Tỷ lệ chi tiền túi của hộ gia đình cho y tế còn cao. Bên cạnh đó, việc huy động nguồn lực từ khu vực ngoài nhà nước cho y tế còn hạn chế. Việc thực hiện chủ trương xã hội hóa, liên doanh, liên kết tuy kết quả có nhiều mặt tích cực nhưng cũng còn có tình trạng lạm dụng kỹ thuật, xét nghiệm, chiếu chụp. Giá dịch vụ y tế vẫn chưa thực hiện tính đúng và thu đủ chi phí, mới chỉ tính 3/7 yếu tố chi phí trực tiếp nhưng nhiều địa phương mới quyết định ở mức 60-80% chi phí của 3 yếu tố nên mức thu thấp, không đảm bảo cân đối thu, chi của đơn vị. Do chưa tính khấu hao nên các đơn vị chưa có nguồn tài chính vững bền để tái đầu tư và nâng cao chất lượng dịch vụ.
Việc trao quyền tự chủ tạo điều kiện cho đơn vị chủ động sử dụng tài chính... Ảnh: TM
Nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2016-2020, ông Nguyễn Nam Liên cho biết sẽ đổi mới cơ chế tài chính, thực hiện lộ trình BHYT toàn dân. Trong đó, sẽ tiếp tục tăng tỷ lệ chi ngân sách nhà nước (NSNN) cho y tế với tốc độ tăng chi cao hơn tốc độ tăng chi trung bình của NSNN theo Nghị quyết 18 của Quốc hội. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ chi tiêu công cho y tế (gồm NSNN, BHYT xã hội và viện trợ) đạt tối thiểu 60% tổng chi tiêu xã hội cho y tế. Huy động mạnh mẽ các nguồn lực xã hội đầu tư cho y tế, tạo nguồn thu ngân sách mới cho y tế như thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá, đồ uống có cồn; xây dựng và mở rộng các mô hình tự vay vốn đầu tư, hợp tác đầu tư, kết hợp công tư trong y tế.
Trong việc phân bổ, sẽ đầu tư có trọng điểm, ưu tiên cho y tế dự phòng, y tế cơ sở, ưu tiên cho trạm y tế xã, xây dựng một số trung tâm xét nghiệm cho cụm trạm y tế xã ở xa bệnh viện huyện; thực hiện lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế trong thanh toán BHYT và trong các bệnh viện công, thực hiện kiểm soát giá các bệnh viện, nhất là các bệnh viện ngoài công lập theo pháp luật về giá. Tăng cường tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập. Hoàn thiện cơ chế quản lý bệnh viện theo hướng công khai, minh bạch, hiệu quả. Nghiên cứu thí điểm mô hình quản trị bệnh viện công theo mô hình quản trị doanh nghiệp,...
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?