Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

11 sự thật về chiều cao của bạn

Nếu bạn rất thấp hoặc rất cao, bạn có thể sẽ trở thành trung tâm của các trò trêu đùa hoặc được gắn cho một vài nickname không mấy hay ho như “kều” hoặc “ nấm lùn”. Tuy nhiên, bỏ chuyện trêu chọc sang một bên, chiều cao là một vấn đề rất nghiêm túc với sức khỏe của bạn.

11 sự thật về chiều cao của bạn

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, vóc dáng của bạn có thể ảnh hưởng đến mọi mặt, từ nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và ung thư cho đến thu nhập của bạn và sự nhận thức về vẻ ngoài hấp dẫn. Cùng tìm hiểu mối liên hệ giữa sức khỏechiều cao của bạn trong bài viết này:

1. Cao là một dấu hiệu tốt

Ngược lại, thấp lùn có thể có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn, theo một nghiên cứu trên tạp chí European Heart Journal. Các nhà nghiên cứu thấy rằng, những người trưởng thành cao dưới 1,6m có nguy cơ mắc và chết vì các bệnh tim mạch cao hơn so với những người cao trên 1,6m.

Một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí New England Journal of Medicine tìm ra rằng, gen liên quan đến chiều cao có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch của bạn. Trung bình, nguy cơ bệnh tim mạch sẽ tăng 13,5%  với mỗi 6 cm thấp hơn.

Các nghiên cứu khác chỉ ra rằng, tình trạng kinh tế xã hội thấp (liên quan đến dinh dưỡng kém và dễ mắc bệnh nhiễm trùng trong những năm đầu đời) có thể lý giải được mối liên hệ giữa chiều cao và các bệnh tim mạch.

2. Bạn sẽ phát triển nhanh nhất trong 1 năm đầu đời

Trẻ em thường phát triển rất nhanh và các bậc cha mẹ thường xuyên phải mua quần áo mới cho chúng từ tháng này sang tháng khác, từ năm này sang năm khác. Nhưng, chính xác thì sự phát triển này xảy ra như thế nào?

Theo Viện Nhi khoa Hoa Kỳ, con người sẽ phát triển nhanh nhất trong năm đầu đời. Khi đó, chúng ta cao thêm khoảng 25 cm so với chiều cao khi sinh. Sau đó, chiều cao sẽ phát triển ổn định hơn cho đến khi trưởng thành. Nữ giới thường sẽ ngừng phát triển sau 2-3 năm, kể từ lần đầu tiên xuất hiện kinh nguyệt. Với nam giới, một số người sẽ đạt tới chiều cao tối đa khi đang học cấp 3, nhưng một số khác sẽ vẫn tiếp tục phát triển cho đến khi bước vào tuổi 20.

Đa số hormone tăng trưởng được tiết ra trong khi ngủ, do vậy, hãy đảm bảo rằng con bạn có giấc ngủ buổi tối đủ sâu và đủ lâu để giúp chúng đạt được tầm vóc tối ưu.

3. Nước Mỹ không còn là quốc gia cao nhất thế giới

Ở thế kỷ 18 và 19, nước Mỹ là nơi có nhiều người cao nhất thế giới. Nhưng hiện nay, vinh dự này đã thuộc về Hà Lan. Ngày nay, trung bình, nam giới Hà Lan cao khoảng 1,83m và nữ giới Hà Lan cao trung bình khoảng 1,69m. Chiều cao trung bình của nam giới người Mỹ chỉ là 1,75m và của nữ giới người Mỹ chỉ là 1,63m.

Tại sao người Mỹ lại có cú trượt dài về tầm vóc như vậy? Theo tiến sỹ Richard Steckel, một người chuyên nghiên cứu về kinh tế, nhân chủng học và lịch sử tại đại học bang Ohio, Columbus, người Mỹ bị người Hà Lan bỏ lại phía sau là bởi người Mỹ không được tiếp cận đầy đủ với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và thiếu hụt dinh dưỡng do ăn quá nhiều đường và chất béo mà không ăn đủ rau quả và trái cây.

Các quốc gia có chiều cao trung bình thấp nhất thế giới là Indonesia, Bolivia, Ấn Độ và Philippines và Việt Nam.

4. Chiều cao của bạn thay đổi trong ngày

Cũng giống như cân nặng, chiều cao của bạn cũng có thể thay đổi trong ngày. Bạn sẽ cao nhất khi vừa ngủ dậy vào buổi sáng và sẽ thấp hơn so với lúc mới ngủ dậy khoảng 1cm vào cuối ngày.

Các đĩa đệm bên trong cột sống sẽ bị chèn ép trong suốt cả ngày. Khi bạn ngủ, cột sống của bạn không bị chèn ép, do vậy, bạn sẽ lấy lại được chiều cao đã mất đi.

5. Gen không phải là tất cả

Đúng là chiều cao được quyết định bởi gen di truyền, nhưng không phải gen sẽ quyết định tất cả. Trong số các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến chiều cao, thì dinh dưỡng là yếu tố môi trường quan trọng nhất. Nếu bạn tò mò về việc sau này, liệu con mình sẽ cao bao nhiêu? Dưới đây là công thức tính chiều cao mà các bác sỹ nhi khoa thường dùng để dự đoán chiều cao của trẻ khi trưởng thành:

  • Với bé gái: (chiều cao của bố - 12,7 + chiều cao mẹ)/2
  • Với bé trai: (chiều cao mẹ +12,7 +chiều cao bố)/2

Để đảm bảo rằng sau này không bị thấp lùn, trẻ em nên được ăn uống đầy đủ trái cây, rau xanh, ngũ cốc, sữa, thịt nạc và được cung cấp đủ vitamin và các chất khoáng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

6. Lỗi không phải do caffein

Đã từng có những suy nghĩ rằng caffein sẽ làm trẻ thấp hơn. Tuy nhiên, caffein chỉ là một chất kích thích, gây ra tình trạng dễ bị kích động, các vấn đề về giấc ngủ và đau đầu. Và đó là lý do trẻ em nên tránh dùng caffein chứ không phải là lý do về chiều cao.

Vậy điều gì có thể làm con bạn thấp đi? Câu trả lời là thuốc lá. Một nghiên cứu trên tạp chí Annals of Epidemiology chỉ ra rằng, các cậu bé hút thuốc khi mới chỉ 12-17 tuổi sẽ thấp hơn bạn bè đồng trang lứa không hút thuốc khoảng 2.5cm. Tuy nhiên, ở các bé gái không thấy sự ảnh hưởng này. Nguyên nhân có thể là do đa số các bé trai vẫn sẽ phát triển trong độ tuổi này, nhưng các bé gái thì không.

Một số vấn đề về sức khỏe, bao gồm dị ứng thực phẩm, mất cân bằng hormone, các bệnh về tim, thận, gan cũng có thể ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Một số loại thuốc, ví dụ như thuốc kích thích dùng cho trẻ bị tăng động giảm chú ý (ADHD) cũng có thể ảnh hưởng đến chiều cao.

7. Cao hơn sẽ có nguy cơ ung thư nhiều hơn

Bạn càng cao, nguy cơ ung thư của bạn càng lớn, theo một nghiên cứu trên tạp chí Lancet Oncology. Sau khi nghiên cứu bệnh án của hơn 1 triệu phụ nữ người Anh, cao từ dưới 1,55m cho đến những người cao trên 1,73m, các nhà nghiên cứu thấy rằng, người phụ nữ cao nhất có nguy cơ phát triển ung thư cao hơn khoảng 37%.

Những người cao hơn thường có nhiều tế bào trong cơ thể hơn, do đó khả năng một trong số các tế bào đó bị ung thư sẽ lớn hơn, hoặc mối liên quan có thể là do nồng độ hormone tăng trưởng.

Tất nhiên, bạn không thể thay đổi chiều cao của bạn. Nhưng trước khi lo lắng, bạn nên biết rằng, việc tăng nguy cơ ung thư rất nhỏ. Thay vào đó, hãy tập trung làm giảm nguy cơ ung thư bằng cách không hút thuốc, duy trì cân nặng hợp lý và hạn chế uống rượu.

8. Những người cao hơn kiếm được nhiều tiền hơn

Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trung bình, những người cao hơn không chỉ kiếm được công việc ở địa vị cao hơn (ví dụ, giám đốc kinh doanh thường có chiều cao cao hơn nhân viên kinh doanh), mà họ còn kiếm được nhiều tiền hơn. Trên thực tế, một nghiên cứu trên tạp chí Journal of Applied Psychology chỉ ra rằng, cứ cao hơn 1 inch (khoảng 2.5cm) thì sẽ kiếm nhiều hơn 789 đô la/năm. Nhìn theo một cách khác, trong một sự nghiệp kéo dài 30 năm thì những người cao khoảng 1.8m có thể kiếm nhiều hơn khoảng 166.000 đô la so với những người thấp hơn họ khoảng 18cm. Kể cả sau khi các nhà nghiên cứu kiểm soát các yếu tố về giới, cân nặng và tuổi tác, thì con số thu nhập này vẫn cao hơn.

Chiều cao ảnh hưởng đến việc một cá nhân nhìn nhận mình như thế nào và ảnh hưởng đến việc xã hội nhìn nhận họ như thế nào. Hai yếu tố này ảnh hưởng đến hiệu suất công việc và việc các giám sát viên đánh giá hiệu suất đó, do đó ảnh hưởng đến sự thành công trong sự nghiệp.

9. Cao hơn nghĩa là hấp dẫn hơn

Khoa học còn chỉ ra rằng những người cao hơn được cho là có sức hấp dẫn hơn.

Ngoài các yếu tố như quyền lực và tự tin, đôi chân dài còn có một sức ảnh hưởng rất ngạc nhiên khác. Những người có chân ngắn hơn mức trung bình thường được cho là kém hấp dẫn hơn so với những người có chân dài hơn mức trung bình, theo một nghiên cứu trên tạp chí Evolution and Human Behavior. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, nếu chân quá dài thì lại làm giảm sức hấp dẫn.

Một chú ý khác của các nhà nghiên cứu, chân rất ngắn hoặc quá dài có thể chỉ ra một bệnh về gen, một vấn đề về sức khỏe hoặc phản ứng miễn dịch yếu với các yếu tố bất lợi từ môi trường diễn ra trong thời thơ ấu và thời niên thiếu.

10. Gen có thể gây ra bất thường về chiều cao

Những người rất thấp hoặc rất cao có thể sẽ mắc chứng lùn hoặc chứng khổng lồ. Tỷ lệ mắc chứng lùn là khoảng 1/15.000 người, chứng lùn được định nghĩa là khi chiều cao dưới 1.47m. nguyên nhân chính của chứng lùn là do các bất thường về gen có thể làm cho xương phát triển ngắn hơn.

Ngược lại với chứng lùn là một chứng bệnh hiếm hơn, gọi là chứng khổng lồ. Những người mắc chứng này thường phát triển rất cao, thường có nguyên nhân là do có quá nhiều hormone tăng trưởng trong thời kỳ thơ ấu, gây ra do khối u lành tính ở tuyến yên.

11. Bạn sẽ bắt đầu lùn đi ở tuổi 40

Ai cũng sẽ nhận ra là khi về già mình sẽ thấp hơn so với hồi còn trẻ, nhưng việc này có thể sẽ bắt đầu sớm hơn bạn nghĩ. Cả nam giới và nữ giới sẽ bắt đầu thấp đi khi bước vào tuổi 40, và cứ mỗi 10 năm thì sẽ lại thấp đi khoảng hơn 1cm. Nguyên nhân của vấn đề là do các đĩa đệm ở cột sống. Các đĩa đệm này sẽ dần bị mất nước và bị chèn ép lại theo thời gian. Loãng xương cũng có thể làm vấn đề này thêm trầm trọng.

Tin tốt là nếu bạn làm việc đúng tư thế thì có thể sẽ hạn chế được việc giảm chiều cao. Làm việc đúng tư thế là một trong những yếu tố quan trọng nhất của việc duy trì chiều cao. Các bài tập kéo dãn cơ, bài tập sức mạnh, yoga hoặc tập vật lý trị liệu cũng có thể có ích.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 7 bài tập hữu ích giúp trẻ tăng chiều cao

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Everydayhealth
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm