Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vai trò của vitamin D trong phòng chống ung thư

Vitamin D tham gia vào nhiều quá trình sinh hóa tế bào trong cơ thể, trong đó có miễn dịch tế bào. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nếu như lượng vitamin D tăng lên thì sẽ giảm được nguy cơ mắc ung thư. Nếu nồng độ vitamin D trong huyết thanh tối thiểu là 40ng/mL sẽ giảm được 67% nguy cơ mắc ung thư. Phần lớn những ca ung thư đều có nồng độ vitamin D thấp từ 10 đến dưới 40ng/mL.

Vai trò của vitamin D trong phòng chống ung thư

Hàng ngàn nghiên cứu về lợi ích của vitamin D đối với sức khỏe con người đã chỉ ra rằng vitamin D tham gia vào những quá trình hóa sinh của tế bào và các mô cơ thể, trong đó có miễn dịch tế bào. Tế bào của bạn cần vitamin D ở dạng hoạt động để có thể tiếp cận vào hệ thống gen được lưu trữ bên trong.

Đó là một trong những lý do tại sao vitamin D có khả năng ảnh hưởng rộng rãi đến nhiều vấn đề sức khỏe, từ việc phát triển bào thai cho đến phòng chống ung thư. Thật không may, mặc dù việc nạp vitamin D không khó và cực kỳ rẻ tiền nhưng tỷ lệ người thiếu hụt vitamin D vẫn rất cao và trở thành một vấn đề y tế toàn cầu.

Theo ước tính, có hơn 90% phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh ở khu vực có nhiều nắng vẫn thiếu vitamin D do việc chống nắng quá kỹ càng. Nhiều nghiên cứu gần đây cũng cho rằng lượng vitamin D cần cho một ngày có thể lên tới 9.600 IU để đạt được hàm lượng 40ng/Ml trong máu. Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ cho ràng chỉ cần đạt 20ng/mL là đã đủ cho một người nhưng nhiều nghiên cứu đã chứng minh nồng độ vitamin D huyết thanh cần phải đạt 40ng/mL thì mới phòng ngừa được bệnh tật.

Vitamin D và việc giảm nguy cơ mắc ung thư

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra bằng chứng rằng nồng độ vitamin D3 trong máu có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư. Trong khi con người tự tổng hợp được vitamin D3 bằng cách phơi nắng thì kem chống nắng đã ngăn chặn gần hết quá trình tổng hợp này.

Rất nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra: nồng độ vitamin D trong huyết thanh  từ 40ng/mL sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư xuống 67%, so với khi nồng độ vitamin D trong huyết thanh ở mức 20ng/mL.

Phần lớn các ca ung thư đều có nồng độ D huyết thanh thấp, chỉ từ 10 đến dưới 40 ng/mL. Trong khi nồng độ tối ưu nhất lnên có là từ 40-60 ng/mL.

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2005 trên phụ nữ cho thấy nồng độ vitamin D trong máu trên 60ng/mL sẽ giảm đi 83% nguy cơ ung thu vú. Một nghiên cứu khác vào năm 2015 cũng cho thấy nồng độ vitamin D tối thiểu phải đạt được 30ng/mL thì mới làm giảm được 55% nguy cơ ung thu đại trực tràng so với những người có nồng độ vitamin D huyết thanh thấp.

Bên cạnh đó người ta còn thấy  vitamin D giúp làm tăng cơ hội sống sót sau khi mắc ung thư trong đó có ung thư hắc tố tế bào da.

Phơi nắng để tối ưu nồng độ vitamin D

Tia UVB có trong ánh sáng mặt trời sẽ giúp bạn tổng hợp được vitamin D nhưng nhiều người có thói quen bôi kem chống nắng toàn thân nên việc hấp thu sẽ trở lên khó khăn hơn. Nhiều người chống tiếp xúc với nắng  vì sợ ung thư da, nhưng chính vitamin D lại có tác dụng phòng ngừa  được ung thư hắc tố.

Điều quan trọng là loại ung thư ác tính  chỉ xảy ra  ở những người  những người tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên và trong thời gian dài nhưng lại không có biện pháp bảo vệ. Do vậy để giảm thiểu được nguy cơ ung thư da thì bạn phải chống nắng  bằng mọi giá nhất là khi đi biển. Biện pháp tránh nắng tốt nhất, an toàn nhất vẫn là mặc quần áo dài tay, đội mũ rộng vành.

Thông tin thêm về vitamin D tại bài viết: Nhiều vitamin D chưa chắc đã tốt

Ts.Bs. Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Vì sao người béo phì dễ bị ợ nóng hơn?

    Béo phì gắn liền với những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, trong đó có chứng ợ nóng. Tìm hiểu nguyên nhân cân nặng quá mức làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản cũng như cách để kiểm soát tại nhà.

  • 27/04/2024

    Mỳ chính (bột ngọt) có an toàn cho trẻ em và phụ nữ mang thai không?

    Bằng chứng khoa học cho thấy bột ngọt (monosodium glutamate) an toàn cho mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.

  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

Xem thêm